Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeCổng thông tin việc làmKhởi nghiệp đổi mới - sáng tạoStartup Kite – HPC năm 2023: Khởi nghiệp từ ghế nhà trường

Startup Kite – HPC năm 2023: Khởi nghiệp từ ghế nhà trường

Cuộc thi Startup Kite do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp phát động hàng năm với mục đích thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, kích thích khả năng sáng tạo, tư duy năng động và truyền nguồn cảm hứng kinh doanh và trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trên cả nước.

Startup Kite còn có ý nghĩa thúc đẩy sự gắn kết các doanh nghiệp, nhà đầu tư với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, ươm mầm và nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước.

Đây là lần đầu tiên, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội tổ chức cuộc thi Startup Kite nhằm tạo động lực, thúc đẩy tinh thần học tập, rèn luyện trong sinh viên HPC, khơi dậy tinh thần chủ động khởi nghiệp và sáng tạo, tìm tòi các ý tưởng sản xuất, kinh doanh gắn với lợi ích cộng đồng.

Từ vòng loại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” – Startup Kite 2023, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội đã chọn ra 10 đội thi xuất sắc nhất so tài trong vòng chung kết trong ngày 23/9/2023.

Dự án khởi nghiệp “Thành lập 1 tổ chức social media free cho các tổ chức xã hội” giành giải Nhất Startup Kite – HPC  2023

Sau khi các đội thi thuyết trình ý tưởng, dự án và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo, ban tổ chức đã trao giải cho các đội thi của có thành tích xuất sắc nhất, trong đó 1 giải Nhất được trao cho cho Dự án “Thành lập 1 tổ chức social media free cho các tổ chức xã hội” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Tú Uyên, Trịnh Thị Thùy Dương, Lê Thị Ngọc Thương – khoa Kinh tế.

Nhóm  tác giả đạt giải Nhất với dự án  “Thành lập 1 tổ chức social media free cho các tổ chức XH

Giải Nhì thuộc về 2 dự án: “Tủ sấy giầy thông minh” của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Bình, Pham Đình Tiến và dự án “Quản lý nhân sự và chấm công giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội” do nhóm tác giả Nguyễn Duy Tùng, Trần Hữu Việt Anh, Nguyễn Thanh Lâm thực hiện.

Sinh viên HPC tự tin thuyết trình dự án khởi nghiệp 

Giải Ba được trao cho 3 dự án: “Cabin dành cho người hút thuốc lá” của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Huy, Nguyễn Sinh Công, Đặng Chánh Văn, Nguyễn Đình Duy; Dự án “Hệ thống quản lý giáo dục và học tập Edu Dex” của tác gỉa Đàm Minh Giang. Dự án “Xây dựng trung tâm đào tạo kỹ thuật viên sơn và cung cấp dịch vụ sơn ô tô tại trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội” do nhóm tác giả Nguyễn Đăng Việt, Nguyễn Văn Bản, Vũ Bùi Tuấn Đạt, Lê Anh Sơn thực hiện.

Và giải Khuyến khích thuộc về 4 dự án: “Xây dựng dịch vụ Trung tâm sửa chữa bảo dưỡng ô tô thân thiện với khách hàng” của nhóm tác giả: Nguyễn Hoàng Hà, Nguyễn Quốc Minh, Nguyễn Ngọc Lâm, Đinh Văn Thoại, Lại Đức Sâm; Dự án “Kinh doanh vật tư lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy” của Nguyễn Thị Phương Linh; Dự án “Kinh doanh các sản phẩm từ mây tre đan tới thị trường trong nước và quốc tế qua sàn thương mại điện tử” của Nguyễn Hồng Quân; Dự ánFlexyTime – phần mềm quản lý chấm công”  của nhóm tác giả Lê Minh Nam, Đỗ Thị Thơm.

Ban tổ chức đã lựa chọn được 03 đội tham dự vòng thi Bán kết và Chung kết cuộc thi cấp Quốc gia “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” – Startup Kite năm 2023 do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tổ chức tại Quảng Nam vào tháng 11 tới đây.

Ban giám khảo đánh giá khách quan, công tâm

3 dự án khởi nghiệp trong  cuộc  thi  Startup Kite – HPC  2023 lọt mắt xanh của nhà đầu tư

Tham gia cuộc thi này, sinh viên HPC đã có những trải nghiệm đáng nhớ, bổ ích trong việc lập dự án kinh doanh, thuyết trình ý tưởng. Về các dự án đạt giải của sinh viên HPC, các thành viên ban giám khảo đều thống nhất cho rằng, ở góc độ nào đó các dự án đã thể hiện được tính mới, tính sáng tạo, những giá trị khác biệt của ý tưởng thể hiện khả năng tìm tòi, khám phá, phát huy năng lực của sinh viên, đáng chú ý có một số ý tưởng khởi nghiệp xuất phát từ chính thực tế nhà trường.

Điều mà giám khảo Nguyễn Hoài Linh, chuyên gia, cố vấn về Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội ấn tượng nhất là các em sinh viên tham gia cuộc thi lần này có tinh thần cầu thị cao, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm. – “Các em đã rất cố gắng, cá nhân tôi đánh giá cao những sản phẩm mang thể hiện ý chí dám nghĩ, dám làm của các em, thể hiện sự chủ động khởi nghiệp, sẵn sàng cho một tương lai rộng mở phía trước”.

Ông Trần Hữu Xiêm, Phó giám đốc Công ty cổ phần AMACCAO, thành viên ban giám khảo cho nhận xét: “HPC là 1 trong những trường tổ chức chương trình thi rất nghiêm túc, sinh viên nhiệt huyết và mong nhà trường duy trì thường xuyên để sinh viên có môi trường được thoả chí sáng tạo, giúp các em ứng dụng kiến thức, kỹ năng trong thực tế”.

Ở góc độ doanh nghiệp và một nhà đầu tư, ông Xiêm đánh giá, 10 dự án đều có những điểm mạnh riêng, Công ty AMACCAO có thể sẽ lựa chọn đầu tư vào 3 dự án có tiềm năng, đó là “Thành lập 1 tổ chức social media free cho các tổ chức xã hội”,  “Kinh doanh các sản phẩm từ mây tre đan tới thị trường trong nước và quốc tế qua sàn thương mại điện tử” và “Tủ sấy giầy thông minh”.

Ông Trần Hữu Xiêm, Phó giám đốc Công ty cổ phần AMACCAO

Hoạt động ứng dụng kiến thức vào thực tế phải trở thành bản sắc văn hoá trường nghề

Ông Nguyễn Hoài Linh, thành viên ban giám khảo nêu ý tưởng, về lâu dài, nội dung thi Startup Kite nên phát triển thành 1 môn học chẳng hạn như môn nghiên cứu, trải nhiệm, ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp chứ không chỉ dừng ở hoạt động hội thi, để sinh viên ý thức được rằng học nghề là phải làm như vậy. Khi hoạt động ứng dụng kiến thức vào thực tế trở thành bản sắc văn hoá trường nghề thì chất lượng đào tạo sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

Thầy Ngô Văn Sự, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (đứng giữa)

Phát biểu bế mạc cuộc thi, thầy Ngô Văn Sự, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội bày tỏ tin tưởng, những dự án khởi nghiệp chất lượng tốt của sinh viên HPC không chỉ dừng ở việc tham gia các cuộc thi mà còn được triển khai trong thực tiễn đời sống, mang lại giá trị, lợi ích thiết thực cho bản thân và cộng đồng.

Thầy Ngô Văn Sự nhắn nhủ các bạn sinh viên HPC: “Các em đang sở hữu một tài sản vô giá đó là sức trẻ của thể chất và trí lực, là năng lượng sáng tạo tươi mới, dồi dào. Đừng lãng phí thứ tài sản mà chỉ tuổi thanh xuân mới có được! Các em hãy tiếp tục nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, vận dụng tối đa kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để đưa ra những sáng kiến giải quyết các vấn đề của đời sống, mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời này. Các em sẽ thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn bao giờ hết, khi mà hoài bão, khát vọng trở thành hiện thực, phục vụ đời sống gia đình và góp phần xây dựng một xã hội phát triển, văn minh”.

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hiện được xem là ngành sáng giá cho những bạn trẻ tìm kiếm cơ hội...
Ngày 21/2/2024, trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi làm việc với đại diện...
Ngày 16/2/2024, tại Cơ sở 2 Thanh Trì, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã diễn...
Hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được chính...
Học tiếng Nhật tại HPC – nói không với thất nghiệp, điều đó không phải là viển vông bạn nhé....