Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc

Khoa ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc

1. Giới thiệu tổng quan về khoa

Tên ngành, nghề: Tiếng Trung Quốc

Mã ngành, nghề: 6220209

Tiếng Trung Quốc trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo nhân lực thành thạo các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết gắn với các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp như trợ lý, hành chính - văn thư, biên dịch, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các công việc chủ yếu của nghề được thực hiện tại các bộ phận của tổ chức hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng Tiếng Trung Quốc. Người hành nghề chịu cường độ làm việc cao, chịu áp lực lớn về thời gian và yêu cầu đảm bảo tiến độ công việc.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập, mở rộng kiến thức xã hội, rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng, xây dựng ý thức nghề và say mê nghề.

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Kiến thức:

- Trình bày được các quy định cơ bản, cần thiết về tính đặc thù của ngành, nghề khi làm việc với đối tác là người nước ngoài, đảm bảo không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Trình bày được các nguyên tắc về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, văn bản tiếng Việt;

- Tổng hợp được từ vựng, lối diễn đạt, cấu trúc ngữ pháp Tiếng Trung Quốc ở trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội Trung Quốc;

- Phân tích được các công việc liên quan tới công tác hành chính - văn phòng, các quy trình tiếp khách, tiếp xúc với khách hàng, dịch thuật các văn bản, tài liệu, quy trình hỗ trợ các phòng ban;

- Trình bày lưu loát những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày trong môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

2.2. Kỹ năng:

- Sắp xếp được các cuộc hội thảo, tọa đàm, lịch làm việc theo yêu cầu của đối tác hai bên;

- Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận thực hiện mục tiêu đã đề ra trong cơ quan, doanh nghiệp;

- Viết, thuyết trình thành thạo; thảo luận và làm chủ tình huống trong công việc trợ lý, hành chính - văn thư và biên phiên dịch có sử dụng Tiếng Trung Quốc;

- Phát âm chuẩn, trôi chảy, có tốc độ phù hợp, đúng trọng âm, ngữ điệu;

- Sử dụng được những kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng tiếng Trung hiệu quả trong hoạt động giao tiếp trong môi trường học tập và nghề nghiệp của bản thân;

- Diễn đạt trôi chảy các ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân;

- Sử dụng được linh hoạt, đúng các từ vựng, lối diễn đạt, ngữ pháp, cấu trúc câu thường dùng trong giao tiếp;

- Sử dụng được công cụ kỹ thuật, công nghệ và phương tiện truyền thông hiện đại phục vụ học tập và tự học để nâng cao kiến thức nền và các kỹ năng cần thiết khác phục vụ nhu cầu học tập và nghề nghiệp của bản thân;

- Giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ trong các cuộc trao đổi, hội họp, sự kiện, phiên dịch;

- Diễn đạt mạch lạc, đầy đủ các ý chính của một đoạn văn, chủ đề quen thuộc hàng ngày hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề liên quan đến công tác trợ lý, hành chính - văn phòng;

- Viết được các văn bản, tài liệu rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau;

- Diễn đạt được trôi chảy, rõ ràng những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình bằng tiếng Trung Quốc;

-  Có được một số kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, giao tiếp liên văn hóa, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập luận, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng quản lý thời gian và nguồn lực cá nhân, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, v.v. phục vụ nhu cầu học tập nâng cao, chuyên sâu và học tập suốt đời để thích ứng với những yêu cầu và biến động của thị trường lao động;

+ Có kỹ năng tự xây dựng kế hoạch học tập, tự đánh giá, nhận xét việc học của bản thân và biết áp dụng những phương pháp học ngoại ngữ cơ bản để bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hành tiếng Trung của bản thân phục vụ cho nhu cầu học cao hơn và/hoặc chuyển đổi nghề nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

2.3. Mức độ chủ tự chịu trách nhiệm:

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù, chịu khó và sáng tạo trong công việc; - Làm việc khoa học, có tính tổ chức kỷ luật;

- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;

- Có ý thức trách nhiệm trong công việc, chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan và tổ chức;

- Có trách nhiệm công dân, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ;

- Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi;

- Có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;

- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện thay đổi;

- Đánh giá được kết quả làm việc của cá nhân và của các thành viên trong nhóm.

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội được làm việc tại các công ty có sử dụng Tiếng Trung Quốc, các công ty giáo dục, các trường học, các trung tâm ngoại ngữ, các trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn du học và dịch thuật, các công ty có bộ phận dịch vụ khách hàng, hành chính, nhân sự, quảng cáo, có sử dụng Tiếng Trung Quốc. Vị trí việc làm cụ thể như sau:

Hành chính văn phòng có sử dụng Tiếng Trung Quốc;

- Học vụ trong cơ sở đào tạo Tiếng Trung Quốc;

- Biên phiên dịch Tiếng Trung Quốc.

4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành tiếng Trung Quốc, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập Trung Quốc những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trongnhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Đối tượng: Tốt nghiệp THPT

Thời gian: 2,5 - 3 năm 

Bằng cấp: Cao đẳng chính quy

Tin tức nổi bật

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hiện được xem là ngành sáng giá cho những bạn trẻ tìm kiếm cơ hội...
Ngày 21/2/2024, trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi làm việc với đại diện...
Đây là cơ hội mới vô cùng rộng mở cho sinh viên HPC học nghề và làm việc tại Đức.
Ngày 16/2/2024, tại Cơ sở 2 Thanh Trì, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã diễn...
Ngày 16/08/2013, Trường Trung cấp Công Nghệ Bách Khoa Hà Nội cơ sở 3 đã phối hợp với Hội Khuyến...
Được sự chỉ đạo của Đoàn trường, Câu lạc bộ Sinh viên viên tình nguyện đã đi vào hoạt động....
Hưởng ứng cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thực hiện chương...
Ban Giám Hiệu trường Trung cấp Công nghệ  Bách Khoa Hà Nội cùng gần 100 sinh viên Khoa Sư phạm mầm...

Chương trình đào tạo liên quan

Thiết kế đồ hoạ

Công nghệ ô tô

Điện công nghiệp