Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Điện – Điện Tử

Khoa Điện – Điện Tử

1. Giới thiệu về khoa Điện - Điện tử

Khoa Điện - Điện tử của trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội hiện đang đào tạo 4 chuyên ngành: Điện công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Tự động hóa công nghiệp. Với chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia, đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm chuyên môn và thành tích sinh viên vượt trội tại các cuộc thi kỹ năng nghề, sinh viên khoa Điện của HPC là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được các tập đoàn lớn như LG, Samsung, Foxconn ưu tiên tuyển dụng. Lợi thế cạnh tranh ấy được xây dựng từ những giá trị: 

  • Cơ sở vật chất được đầu tư có trọng điểm: phòng nghiên cứu robot, hệ thống thiết bị điện công nghiệp được sử dụng trong thực tế, hệ thống điều hòa, tủ lạnh,...được tài trợ bởi các công ty sản xuất thiết bị điện gia dụng 
  • Đội ngũ giảng viên có tay nghề cao, thường xuyên đảm nhận vị trí huấn luyện viên trưởng tại cuộc thi kỹ năng nghề cấp quốc gia 
  • Sinh viên có cơ hội thi đấu cọ xát tại các sân chơi lớn như cuộc thi Robocon, cuộc thi kỹ năng nghề, cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp start-up kite
  • Sinh viên có cơ hội học chuyển tiếp chuyên ngành Chất bán dẫn tại Đài Loan với học bổng 100%

2. Các chuyên ngành đào tạo

2.1 Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử

  • Thời gian đào tạo: 3 năm
  • Mã ngành: 6510303
  • Bằng cấp: Bằng Cao đẳng chính quy 
  • Điều kiện xét tuyển: Xét họ

Giới thiệu chung

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp như: Sửa chữa thiết bị điện, điện tử; thiết kế, lập trình, lắp đặt, kiểm tra, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống các thiết bị điện, điện tử, tự động hóa... đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Chuẩn đầu ra

  • Sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thực hiện đo đạc và phân tích các thông số về điện đối với các mạch điện, thiết bị điện - điện tử.
  • Sử dụng thiết bị điện phù hợp trong các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp
  • Vận dụng các kiến thức toán và khoa học tự nhiên để thiết kế, xây dựng và kiểm tra các hệ thống điện – điện tử.
  • Vận dụng hiệu quả kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật.
  • Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả với vai trò là thành viên của nhóm kỹ thuật.
  • Lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống điện dân dụng và công nghiệp, hệ thống điều khiển tự động trên nền tảng IoT.
  • Thiết kế mạng cung cấp điện, hệ thống điện trong các máy móc công nghiệp, hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất.
  • Đo kiểm và phân tích các thông số của mạng cung cấp điện, hệ thống điện trong các máy móc công nghiệp, hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất để đưa ra các biện pháp cải tiến phù hợp.
  • Thiết kế, thi công, cải tiến các mạch điện tử ứng dụng trong công nghiệp.
  • Lập trình ứng dụng với các bộ vi điều khiển, điều khiển lập trình và khai thác hiệu quả vào các hệ thống nhúng và IoT.
  • Xây dựng hệ thống mạng truyền thông công nghiệp ứng dụng trong điều khiển, giám sát, thu thập dữ liệu, phân tích và tối ưu hóa hệ thống.

Cơ hội việc làm

  • Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng sản xuất, trong nhà máy hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh, có thể tự mở cửa hàng, trung tâm bảo trì sửa chữa. 
  • Người hành nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử sẽ trực tiếp tham gia: lắp đặt thiết bị điện, điện tử; thiết kế và lắp ráp mạch điện tử; sửa chữa thiết bị điện, điện tử; thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp; vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động hóa trong công nghiệp; tư vấn giám sát và điều hành các dự án thuộc lĩnh vực điện, điện tử; kinh doanh thiết bị điện, điện tử.

2.2 Ngành tự động hóa công nghiệp 

  • Thời gian đào tạo: 3 năm
  • Mã ngành: 6520264
  • Bằng cấp: Bằng Cao đẳng chính quy 
  • Điều kiện xét tuyển: Xét học bạ THPT

Giới thiệu chung: 

Tự động hoá công nghiệp trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thiết kế, chế tạo, lắp đặt các dây chuyền sản xuất tự động; ứng dụng các phần mềm chuyên dùng để lập trình điều khiển, giám sát và quản lý hệ thống sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm và giải phóng.

Chuẩn đầu ra:

  • Trình bày được chức năng, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của: Các loại động cơ, các loại cảm biến, các mạch điện tử cơ bản; thiết bị đo lường, các bộ điều khiển lập trình (PLC, vi điều khiển), các bộ điều khiển chuyên dụng, hệ thống điều khiển điện - khí nén, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ như: Rơle, công tắc tơ, cảm biến; cách lập trình chuyển động cho robot công nghiệp;
  • Tính toán, lựa chọn, kiểm tra được tình trạng hoạt động và sử dụng các loại động cơ, cảm biến, mạch điện tử cơ bản, thiết bị đo lường và điều khiển, các cơ cấu chấp hành khí nén/thủy lực, các thiết bị trung gian như: Rơle/công tắc tơ...;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng để tính toán, thiết kế sơ đồ mạch và lắp ráp các mạch điện tử cơ bản; tính toán, thiết kế sơ đồ đấu nối các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
  • Lắp đặt, cài đặt được thông số và vận hành được các thiết bị, tủ/bảng điện, dây chuyền sản xuất và hệ thống tự động;
  • Lập trình điều khiển được hệ thống sử dụng các bộ điều khiển số: PLC, vi điều khiển...; ứng dụng điều khiển chuyển động cơ bản của robot công nghiệp; giao diện điều khiển giám sát trên HMI;
  • Bảo trì, sửa chữa được thiết bị và hệ thống tự động;
  • Tư vấn kỹ thuật được cho khách hàng về kinh doanh thiết bị tự động.

Cơ hội việc làm

Người hành nghề Tự động hóa công nghiệp sẽ tham gia các công việc nghiên cứu, thiết kế tại các công ty cung cấp giải pháp công nghệ, tư vấn thiết kế, hoặc làm việc tại các công ty thi công, lắp đặt các dây chuyền sản xuất; hoặc là người tham gia trực tiếp vận hành, bảo trì các dây chuyền sản xuất tự động hóa trong nhà máy, xí nghiệp. Ngoài ra, người hành nghề có thể là nhân viên kinh doanh, tư vấn hỗ trợ khách hàng cho các công ty chuyên cung cấp thiết bị tự động.

2.3 Ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

  • Thời gian đào tạo: 3 năm
  • Mã ngành: 6520205
  • Bằng cấp: Bằng Cao đẳng chính quy 
  • Điều kiện xét tuyển: Xét học bạ THPT

Giới thiệu chung

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí như: các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị, các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí, các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí.

Chuẩn đầu ra

  • Sinh viên có thể thực hiện các đo đạc và thí nghiệm hệ thống lạnh và điều hòa không khí 
  • Thi công được các hệ thống điện điều khiển cho các hệ thống lạnh và điều hòa không khí cơ bản 
  • Thiết kế và thi công được các hệ thống lạnh và điều hòa không khí 
  • Vận hành, sửa chữa và bảo trì các hệ thống lạnh và điều hòa không khí 
  • Vận dụng hiệu quả kỹ năng mềm như làm việc nhóm, viết báo cáo, thuyết trình vào hoạt động nghề nghiệp

Cơ hội việc làm

  • Cán bộ kỹ thuật về lắp đặt, vận hành hệ thống nhiệt, lạnh và điều hòa không khí trong công nghiệp và dân dụng;
  • Kỹ thuật viên bảo trì, sửa chữa hệ thống nhiệt, hệ thống lạnh và hệ thống điều hòa không khí;
  • Kinh doanh hoặc nhân viên về lĩnh vực Nhiệt – Điện lạnh.

2.4 Ngành Điện Công nghiệp

  • Mã ngành, nghề: 6520227
  • Bằng cấp: Bằng Cao đẳng chính quy 
  • Điều kiện xét tuyển: Xét học bạ THPT 
  • Thời gian đào tạo: 3 năm

Giới thiệu chung

  • Điện công nghiệp trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên thiết kế, lắp đạt, kiểm tra, bảo duỡng, sửa chữa hẹ thống điện và các thiết bị điện công nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
  • Nguời làm việc trong lĩnh vực ngành, nghề Điện công nghiệp trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đạt, vạn hành, bảo trì, bảo duỡng và sửa chữa tủ điện, máy điện, dây truyền sản xuất và các thiết bị điện trong các công ty sản xuất và kinh doanh như: nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà… trong điều kiện an toàn.

Chuẩn đầu ra:

  • Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện và vật liệu điện;
  • Phân tích được sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào và các máy sản xuất như băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...;
  • Phân tích được nguyên lý của các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến;
  •  Trình bày được các qui trình trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
  •  Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC của các hãng khác nhau;
  • Trình bày được cấu trúc và nguyên lý làm việc của các hệ thống điều khiển giám sát SCADA (Supervision Control And Data Acquisition) trong công nghiệp;
  • Trình bày được nội dung cơ bản trong cơ sở kỹ thuật truyền thông: Chế độ truyền tải, cấu trúc mạng, kiến trúc giao thức, truy nhập bus, bảo toàn dữ liệu, 
  • Trình bày được các đặc điểm cấu trúc cơ bản của một số hệ thống bus tiêu biểu: Profibus, CAN, Modbus, Interbus, AS-i, Ethernet;
  • Tính toán được thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
  •  Lắp đặt thành thạo các hệ thống để bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;
  • Tính toán được các thông số kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha ở trạng thái xác lập và quá độ;
  • Kết nối thành thạo PLC với PC và với các thiết bị ngoại vi;
  • Viết chương trình cho các loại PLC khác nhau đạt yêu cầu kỹ thuật;
  • Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điều khiển điện khí nén trong công nghiệp như dây truyền phân loại sản phẩm, hệ thống nâng hạ,…;
  • Lập được kế hoạch bảo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp;
  • Thiết kế được các ứng dụng SCADA trong các hệ thống điều khiển công nghiệp;
  • Lập trình điều khiển giám sát được các hệ thống điều khiển trong công nghiệp;
  • Tháo, lắp được bộ cảm biến và bộ phận/phần tử trong hệ thống tự động hóa, thay thế và hiệu chỉnh các phần tử;

Cơ hội việc làm

Người học có thể đảm nhiệm vai trò, chức trách của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị kinh doanh, tự tổ chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết bị điện.

Đối tượng: Tốt nghiệp THPT

Thời gian: 3 năm 

Bằng cấp: Cao đẳng chính quy

Tin tức nổi bật

Vừa qua, sinh viên Ngành Điện – Điện tử Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã...
Ngày 21/2/2024, trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi làm việc với đại diện...
Khoa Điện HPC – lựa chọn thông minh cho sự nghiệp của bạn – tại sao vậy? Như bạn đã...
  Sinh viên khoa Điện khóa K20 HPC đã xuất sắc hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp với hai phần...
Dù điểm thi tốt nghiệp khá cao, đủ khả năng đậu nguyện vọng vào 1 số trường Đại học nhưng...
Sáng ngày 04/8/ 2022, Đại diện công ty Hino Systech Việt Nam trực tiếp tới Khoa Điện – Trường Cao...
Hiện nay nhiều phụ huynh và học sinh có thắc mắc ngành Điện thì học những gì, ra trường làm...

Chương trình đào tạo liên quan

Thiết kế đồ hoạ

Công nghệ ô tô

Điện công nghiệp