Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Chăm sóc sắc đẹp

Khoa Chăm sóc sắc đẹp

1. Gới thiệu chung về ngành nghề

Tên ngành, nghề: Chăm sóc sắc đẹp

Mã ngành, nghề: 5810404

Chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng là nghề trực tiếp cải thiện, chăm sóc vẻ đẹp của con người, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các công việc của nghề được thực hiện tại các bộ phận trong các spa, salon hoặc các cơ sở làm đẹp lưu trú nên môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn - vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách làm đẹp.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Kiến thức:

- Mô tả được vị trí, vai trò của nghề Chăm sóc sắc đẹp và đặc trưng của hoạt động Chăm sóc sắc đẹp;

- Mô tả được hoạt động của các nhiệm vụ trong dịch vụ làm đẹp, mối quan hệ giữa các dịch vụ làm đẹp trong các spa, salon;

- Trình bày được các quy trình kỹ thuật cơ bản của Chăm sóc sắc đẹp: Chăm sóc da, chăm sóc móng, trang điểm, chăm sóc khách hàng, chăm sóc chuyên sâu về da, quy trình massage bấm huyệt và các dịch vụ khác;

- Tiếp nhận, hiểu rõ các yêu cầu phản hồi của khách hàng về dịch vụ;

- Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ, mỹ phẩm chủ yếu của các kỹ thuật trong cơ sở chăm sóc sắc đẹp và giải thích công dụng của chúng;

- Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong Cơ sở làm đẹp để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;

- Trình bày được các tiêu chuẩn 5S tại nơi làm việc;

- Mô tả quy trình vận hành kết nối mạng tại cơ sở làm việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

2.2. Kỹ năng:

- Phục vụ được khách hàng tại các vị trí công việc của các dịch vụ chăm sóc da;

- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc toàn thân;

- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc móng;

- Thực hiện các kỹ thuật trang điểm thẩm mỹ theo đúng tiêu chuẩn;

- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc chuyên sâu về da;

- Thực hiện các kỹ thuật Massage bấm huyệt;

- Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị, mỹ phẩm của cơ sở làm đẹp;

- Xây dựng được các kế hoạch về tiếp thị dịch vụ;

- Thực hiện công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;

- Giải quyết được các yêu cầu và tình huống trong quá trình phục vụ khách;

- Ứng dụng thành thạo ít nhất một phần mềm quản lý cơ sở làm đẹp trong công việc hàng ngày;

- Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

2.3. Mức độ chủ tự chịu trách nhiệm:

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong cơ sở làm đẹp;

- Quan tâm, chăm sóc khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện;

- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh dịch vụ làm đẹp;

- Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng   cháy chữa cháy.

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

  • Tiếp đón, chăm sóc khách hàng;
  • Tư vấn chăm sóc sắc đẹp;
  • Chăm sóc da mặt;
  • Chăm sóc da toàn thân;
  • Chăm sóc chuyên sâu về da;
  • Chăm sóc móng;
  • Trang điểm;
  • Massage bấm huyệt.
 

4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăm sóc sắc đẹp trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;


Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Đối tượng: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Hình thức tuyển sinh

XÉT HỌC BẠ

 Xét tuyển trực tuyến: https://tuyensinh.bachkhoahanoi.edu.vn/

 Hotline: 0961.224.529

Thời gian: 2 năm 

Bằng cấp: Trung cấp

Tin tức nổi bật

Cùng xem các bạn Khoa Chăm sóc Sắc đẹp, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) chia...
Ngày 5/8, tân sinh viên 4 Khoa: Kinh tế, Chăm sóc sắc đẹp, Ngôn ngữ và Văn hoá (NN& VH)...
Ngày 11/1 vừa qua, các bạn sinh viên khóa 22 của khoa Chăm sóc sắc đẹp đã có cơ hội...
Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội hiện đang là đơn vị hàng đầu cung cấp nguồn nhân...
Đối với sinh viên chuyên ngành làm đẹp tại khối các trường Cao đẳng, cơ hội được đi kiến tập...
Make up là khối ngành nào? Có nên chọn Make up? Ra trường có việc làm ngay hay không? Mức...
Hẳn nhân nào cũng biết, thành công nghề nghiệp tương lai phụ thuộc hết từ A-Z vào sự lựa chọn...
Sau chặng đường dài miệt mài học tập và rèn luyện tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà...

Chương trình đào tạo liên quan

Thiết kế đồ hoạ

Công nghệ ô tô

Điện công nghiệp