Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

Khoa Ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc

1. Giới thiệu tổng quan về khoa

Tiếng Hàn Quốc trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo nhân lực thành thạo các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết gắn với các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp như trợ lý, hành chính - văn thư, biên dịch, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Chương trình đào tạo sinh viên đáp ứng đủ năng lực làm việc cho các tổ chức, công ty, đặc biệt là doanh nghiệp Hàn Quốc trong nước và khu vực; trang bị cho người học vững vàng hai mảng kiến thức về Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc.

2.Chuyên ngành đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc trình độ cao đẳng tập trung đào tạo nhân lực thành thạo các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết gắn với các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp như trợ lý, hành chính - văn thư, biên dịch, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Chương trình đào tạo sinh viên đáp ứng đủ năng lực làm việc cho các tổ chức, công ty, đặc biệt là doanh nghiệp Hàn Quốc trong nước và khu vực; trang bị cho người học vững vàng hai mảng kiến thức về Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc.

Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu

  • Tiếng Hàn Biên - Phiên dịch
  • Tiếng Hàn - Thương mại
  • Tiếng Hàn - Du lịch
  • Tiếng Hàn - Chăm sóc sắc đẹp
  • Tiếng Hàn - Quản trị kinh doanh
  • Tiếng Hàn - Kế toán
  • Tiếng Hàn - Sư phạm 
  • Tiếng Hàn - Thiết kế thời trang

3. Ngành đào tạo

  • Trình bày được các quy định cơ bản, cần thiết về tính đặc thù của ngành, nghề khi làm việc với đối tác là người nước ngoài, đảm bảo không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia.
  • Trình bày được các nguyên tắc về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, văn bản tiếng Việt.
  • Tổng hợp được từ vựng, lối diễn đạt, cấu trúc ngữ pháp Tiếng Hàn Quốc ở trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
  • Trình bày được các kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội Hàn Quốc.
  • Phân tích được các công việc liên quan tới công tác hành chính - văn phòng, các quy trình tiếp khách, tiếp xúc với khách hàng, dịch thuật các văn bản, tài liệu, quy trình hỗ trợ các phòng ban.
  • Trình bày lưu loát những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày trong môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

 

4. Chuẩn đầu ra

  • Sắp xếp được  các cuộc hội thảo, tọa đàm, lịch làm việc theo yêu cầu của đối tác hai bên.
  • Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận thực hiện mục tiêu đã đề ra trong cơ quan, doanh nghiệp.
  • Viết, thuyết trình thành thạo; thảo luận và làm chủ tình huống trong công việc trợ lý, hành chính - văn thư và biên phiên dịch có sử dụng Tiếng Hàn Quốc.
  • Phát âm chuẩn, trôi chảy, có tốc độ phù hợp, đúng trọng âm, ngữ điệu.
  • Sử dụng được các quy tắc nối âm, biến âm, đồng hóa âm trong Tiếng Hàn Quốc một cách thành thạo trong xử lý công việc. 
  • Diễn đạt trôi chảy các ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân.
  • Sử dụng được linh hoạt, đúng các từ vựng, lối diễn đạt, ngữ pháp, cấu trúc câu thường dùng trong giao tiếp.
  • Giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ trong các cuộc trao đổi, hội họp, sự kiện, phiên dịch.
  • Diễn đạt mạch lạc, đầy đủ các ý chính của một đoạn văn, chủ đề quen thuộc hàng ngày hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề liên quan đến công tác trợ lý, hành chính - văn phòng.
  • Viết được các văn bản, tài liệu rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.
  • Diễn đạt được trôi chảy, rõ ràng những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình bằng tiếng Hàn Quốc.
  • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
  • Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

5. Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

  • Trợ lý Tiếng Hàn Quốc.
  • Hành chính văn thư sử dụng Tiếng Hàn Quốc.
  • Biên phiên dịch Tiếng Hàn Quốc.
  • Thư ký doanh nghiệp.
  • Giáo viên Tiếng Hàn Quốc.
  • Nhân viên văn phòng.
  • Nhân viên kinh doanh.
  • Nhân viên xuất nhập khẩu.
  • Hướng dẫn viên du lịch.
  • Quản trị khách sạn - Nhà hàng.
  • Tiếp viên hàng không.
  • Chuyên viên Hỗ trợ y tế.
  • Công nghiệp ô tô.
  • Thiết kế Thời trang.
  • Nghệ thuật thẩm mỹ.
  • Công nghệ thực phẩm.
  • Công nghệ Thông tin.
  • Quản trị kinh doanh.
  • Kinh tế - Quốc tế.
  • Kế toán - Kiểm tra.

Đối tượng: Tốt nghiệp THPT

Thời gian: 2,5 - 3 năm 

Bằng cấp: Cao đẳng chính quy

Tin tức nổi bật

Bí kíp thi đạt Topik cao của sinh viên HPC, khoa Tiếng Hàn là gì?  Ngày 10/1/2024 vừa qua, Giáo...
Hợp tác đào tạo với Đại học nữ Ewha, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội tạo cơ...
Chiều ngày 22/6, đại diện sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc của trường Cao đẳng Công...
Sáng ngày 25/4, trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ ký kết...
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội là một...
Chiều 9/2, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi ký kết ghi nhớ hợp...
Vừa qua tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Sở Ngoại vụ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành...
Năm 2022 Việt Nam và Hàn Quốc kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước,...

Chương trình đào tạo liên quan

Thiết kế đồ hoạ

Công nghệ ô tô

Điện công nghiệp