Kỹ sư Điện – Điện tử là gì?
Kỹ sư Điện – Điện tử là những người thực hiện thiết kế, kiểm tra giám sát sự vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện như: động cơ điện, hệ thống radar, định vị; hệ thống thông tin liên lạc; các thiết bị phát điện; điện công nghiệp; các hệ thống điện truyền hình, truyền thông;…
Công việc của kỹ sư Điện – Điện tử
Kỹ thuật Điện – Điện tử là ngành học có tính ứng dụng cao. Chính vì thế, công việc của một kỹ sư Điện – Điện tử cũng rất đa dạng, linh hoạt. Dưới đây là một số công việc cụ thể của nghề kỹ sư Điện – Điện tử:
– Trực tiếp sản xuất, cài đặt và kiểm tra các thiết bị điện để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật, mã số.
– Nghiên cứu, tính toán cụ thể các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật của các thiết bị điện – điện tử để phát triển sản xuất.
– Thiết kế các sản phẩm điện – điện tử mới.
– Lập kế hoạch phát triển các công cụ, ứng dụng điện – điện tử
– Điều tra, phân tích nhu cầu khách hàng, các vấn đề về sản phẩm điện – điện tử để đưa ra đề xuất cải tiến.
– Phát triển quy trình bảo trì và thử nghiệm các thành phần và thiết bị điện – điện tử.
Học ngành nào để có thể trở thành kỹ sư Điện – Điện tử
Để trở thành kỹ sư điện – điện tử, bạn cần có bằng chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử.
Tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội, sinh viên học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử sẽ được:
- Trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật điện, điện tử
- Đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền tải điện; hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện gió, điện mặt trời,…
- Trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể tổ chức, trình bày, thực hiện các đề án thuộc lĩnh vực điện – điện tử.
- Có khả năng vận dụng được kiến thức để tham gia các hoạt động sản xuất, phát triển sự án điện – điện tử.
- Chú trọng thực hành, luyện tập thường xuyên trong các doanh nghiệp đối tác của nhà trường như LG, Samsung,… Đặc biệt, sinh viên được tham gia phỏng vấn tuyển dụng ngay tại trường.
- Bên cạnh đó, sinh viên được học song song tiếng Hàn, tiếng Nhật hoặc tiếng Trung giúp mở rộng cơ hội công việc với mức thu nhập cao.
Trên đây là một số thông tin của nghề kỹ sư Điện – Điện tử. Hi vọng, bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích với các bạn quan tâm tới công việc này.