1. Vô lăng
Bộ phận đầu tiên thường thu hút mọi người khi mở cửa vào trong chiếc ô tô chính là vô lăng. Vị trí vô lăng có thể ở bên trái hay bên phải tùy vào quy định luật giao thông của từng quốc gia. Đây là một phần trong hệ thống lái, được điều khiển bởi người lái, có vai trò điều khiển hướng chuyển động của ô tô.
2. Phanh
Hệ thống phanh của ô tô bao gồm hai bộ phận: Phanh chân và phanh tay.
– Phanh chân: Được thiết kế nằm ở bên phải trục vô lăng lái, giữa trục côn và trục ga; có tác dụng giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe. Thời gian và quãng đường để xe phanh phụ thuộc vào lực tác động lên bàn đạp. Tuy nhiên, để dừng xe một cách nhẹ nhàng, người lái nên tác động một lực tăng dần vào bàn đạp phanh. Nếu đạp mạnh đột ngột xe bị phanh gấp có thể khiến chúng ta bị mất thăng bằng.
– Phanh tay: Dùng phối hợp với phanh chân trong trường hợp khẩn cấp hoặc cố định khi xe dừng. Phanh tay được gắn trên giá đỡ bên phải trục tay lái.
3. Bàn đạp ly hợp
Được thiết kế phía bên trái của trục lái, được điều khiển bằng chân trái của người lái. Bàn đạp ly hợp có nhiệm vụ điều khiển ly hợp nối, ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền động phía sau nhằm giúp người lái có thể điều khiển xe ra khỏi một vị trí cố định, chuyển số và dừng xe mà không làm cho động cơ bị tắt đột ngột.
4. Bảng táp lô
Là nơi tổng hợp các bộ phận chức năng của buồng lái. Cụ thể như sau:
– Bảng đồng hồ: Được thể hiện dưới dạng kim và chỉ số nhằm hiển thị tốc độ động cơ, mức nhiên liệu, nhiệt độ nước làm mát,…
– Bảng điều khiển: Bao gồm các công tắc điều khiển các thiết bị tiện ích trong xe như: điều khiển âm thanh, quạt gió, máy lạnh, điều khiển gạt nước, điều khiển đèn…
– Công tắc chính: được thiết kế ở trục tay lái, bao gồm 4 nấc lock, acc, on, start.
5. Bàn đạp ga
Được lắp đặt ở vị trí bên phải của trục vô lăng ngay cạnh bàn đạp phanh. Bàn đạp ga được điều khiển bằng chân phải, có tác dụng điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho hệ thống động cơ. Bàn đạp ga phản ứng rất nhanh nhạy vì thế bạn cần chú ý khi sử dụng bộ phận này.
6. Ghế ngồi
Đây chắc chắn là bộ phận không thể thiếu của ô tô. Tùy vào mẫu xe và phân khúc xe mà số ghế ngồi được thiết kế khác nhau. Hiện nay xe có số chỗ ngồi thấp nhất là xe 2 chỗ ngồi, thông dụng nhất là xe 4 chỗ; 5 chỗ; 7 chỗ; các loại xe khách, xe du lịch số ghế ngồi có thể lên đến vài chục. Ngoài ra còn có các kiểu xe giường nằm, thường sử dụng khi chuyển xa, hành khách cần được ngủ nghỉ.
7. Cần điều khiển đèn
Để điều khiển các loại đèn xe như: đèn gầm, đèn sau, đèn soi bảng số, các đèn trên bảng điều khiển, đèn pha, đèn cốt.
– Núm cần: Có 3 nấc: Nấc 1 – Tắt, nấc 2 mở các đèn gầm, kích thước, đèn sau, đèn soi bảng số, các đèn trên bảng điều khiển, nấc 3 mở đèn pha/ cốt cùng các đèn trên.
– Đẩy cần ra trước, kéo ra sau là mở các đèn báo rẽ, nâng lên hạ xuống là nháy đèn xin đường, nháy (cốt/ pha).
8. Cần số
Được lắp đặt vị trí bên phải của người lái, vận hành cùng với bộ ly hợp với mục đích điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số để thay đổi tốc độ chuyển động của xe. Khi cần đổi số, dùng tay phải để lên núm cần số, dùng lực cánh tay tác động để thay đổi số.