Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Kinh Tế4 loại vốn cơ bản mà bạn cần phải biết nếu muốn thành lập một doanh nghiệp

4 loại vốn cơ bản mà bạn cần phải biết nếu muốn thành lập một doanh nghiệp

Bạn là người đam mê kinh doanh và muốn sở hữu một doanh nghiệp của chính mình? Đây chắc chắc là bài viết mang tới những thông tin vô cùng hữu ích dành cho bạn.

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh HPC

Vốn là gì? Tại sao doanh nghiệp lại cần đến vốn?

Có nhiều định nghĩa về vốn. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng, vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn có vai trò then chốt, quyết định sự tồn tại, phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây còn là căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp; đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi;…

Các loại vốn cơ bản trong doanh nghiệp

1. Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ có thể được góp dưới dạng là tiền, vàng, bất động sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật hay các tài sản khác có giá trị.

Vốn điều lệ thể hiện cho tiềm lực tài chính cũng như quy mô của doanh nghiệp; là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Ngoài chức năng đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp thì vốn điều lệ còn mang đến “niềm tin” cho các đối tác hay ngân hàng trong hoạt động vay vốn của doanh nghiệp. Do đó, việc quyết định mức vốn điều lệ là vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Nguồn vốn điều lệ không được quá thấp đồng thời cũng không thể quá cao, vượt quá năng lực của doanh nghiệp.

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh HPC tham gia chương trình thiện nguyện

2. Vốn pháp định

Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, pháp luật quy định rõ mức vốn pháp định đối với từng ngành nghề cụ thể:

–  Ngành nghề kinh doanh bất động sản vốn pháp định 6 tỷ;

–  Ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ vốn pháp định 2 tỷ;

–  Ngành nghề kinh doanh lữ hành quốc tế vốn pháp định 250 triệu;

–  Ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ 2 tỷ;
–  Vận tải hàng không, chứng khoán, bảo hiểm, tổ chức tín dụng, ngân hàng… cũng cần vốn pháp định khi thành lập.

3. Vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ là số tiến ký quỹ thực tế trong ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm mà có thể thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên hoặc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiều trường hợp pháp luật bắt buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp ký quỹ tại ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình. Cụ thể, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải ký quỹ tại ngân hàng.

4. Vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Người nước ngoài có thể góp vốn từ 1% – 100% vốn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ 51% giá trị vốn điều lệ trở lên của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức kinh tế thì được coi là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Một tổ chức nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  • Một tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

tin tức liên quan

(Ghi nhận buổi sinh hoạt chuyên môn Khoa Hàn Quốc HPC) Hơn 20 cán bộ giảng viên Khoa Ngôn ngữ...
Logistics là một trong những ngành học thu hút Gen Z theo học tại HPC, hiện nay, việc tạo ra...
42 sinh viên đủ điều kiện ở hai ngành Thiết kế Đồ họa và Công nghệ Thông tin của Khoa...
Mô hình lưu kho tự động được thiết kế nhằm tự động hóa toàn bộ quy trình từ lưu trữ...
Nhằm chung tay xoa dịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội...