Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeTin tức7 điều cần biết về ngành Công nghệ Thông tin chưa bao giờ hết “Hot” ở Cao đẳng Công nghệ Bách khoa HN

7 điều cần biết về ngành Công nghệ Thông tin chưa bao giờ hết “Hot” ở Cao đẳng Công nghệ Bách khoa HN

Nhiều sinh viên sẽ thắc mắc, học ngành Công nghệ Thông tin thì học môn gì và sau này ra trường dễ xin việc không? Vì sao ngành này lại thu hút mạnh mẽ sinh viên theo học đến vậy?

Nếu còn chưa rõ Công nghệ Thông tin (CNTT) là ngành học thế nào và ra trường làm những công việc gì thì hãy tham khảo bài viết này nhé!

  1. Ngành CNTT học những gì?

Học CNTT, các sinh viên sẽ được học những kỹ năng cần thiết để chế tạo và sử dụng công nghệ phần cứng, phần mềm và các công cụ bổ trợ khác.

Khi đi sâu vào chuyên ngành này, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.

2. Nhu cầu nhân lực ngành CNTT hiện nay thế nào?

Ngày nay, hầu như ngành nghề, lĩnh vực hay hoạt động nào trong xã hội hiện đại cũng cần tới sự góp mặt của Công nghệ thông tin (CNTT). Điều gì khiến CNTT trở nên quan trọng? Đó chính là nhu cầu đối với sản phẩm của ngành này vô cùng lớn và ngày càng tăng. Bất cứ đâu cũng có thể thấy sự hiện diện của CNTT.

Thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT không phải là vấn đề mới, nhưng tình trạng này đã lên mức báo động đỏ. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người.

3. Những tố chất khi sinh viên theo học ngành CNTT? 

– Sự thành đạt trong ngành CNTT không phụ thuộc nhiều vào bằng cấp.
– Không phải là ngành học có thể chạy theo “mốt”, mà đòi hỏi người học phải đam mê và có khả năng tư duy.
– Có khả năng cập nhật công nghệ.
– Sẽ rất thuận lợi nếu sinh viên học tốt ngoại ngữ (Tiếng Anh).

4. Học ngành CNTT ra trường làm gì?

4.1 Cơ hội việc làm nghề Quản Trị Mạng

Hầu hết các Doanh nghiệp đều có nhu cầu ứng dụng CNTT kể cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực: Ngân hàng, Hàng không, Quản trị mạng cho các DN, Bảo hiểm, Tập đoàn Vietel, FPT, VNPT, Thương mại điện tử…

4.2 Cơ hội việc làm nghề Lập Trình Máy Tính

Được tuyển dụng vào làm việc tại các công ty tư vấn và triển khai CNTT
Quản trị và khai thác phần mềm cho DN, Web site của 1 đơn vị.
Quản lý hệ thống máy tính cho DN.
Nhân viên hỗ trợ dịch vụ phần mềm QLDN.
Nhân viên phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Nhân viên kiểm định phần mềm (Tester)
Lập trình viên chuyên nghiệp.
Quản trị và phát triển môđun tích hợp phần mềm QLDN.

4. 3 Cơ hội việc làm nghề Thiết Kế Đồ Họa

Có thể làm việc trong các công ty Quảng cáo, Thiết kế thời trang, công ty liên quan đến việc sử dụng, khai thác công nghệ đa phương tiện…
Làm việc trong các công ty, cơ quan, tổ chức xuất bản sách báo, tạp chí, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa.
Thiết kế đồ họa cho Website và Game Online.
Thiết kế các sản phẩm trong hệ thống nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp như: Logo, Poster, Lịch số, Bao bì, Catalogue, Các ấn phẩm văn phòng…

4. 4 Cơ hội việc làm nghề Ứng Dụng Phần Mềm

Tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng
Thiết kế, cài đặt phần mềm ứng dụng
Quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu
Bảo trì hệ thống máy tính
Thiết kế và quản trị website
An toàn, bảo mật thông tin
Làm việc cho các công ty máy tính, phần mềm

5. Theo học ngành CNTT có cơ hội học tập lên cao không?

Sinh viên có thể liên thông lên Hệ đại học của một số trường Đại học do Bộ giáo dục và đào tạo qui định.

Riêng nghề TKĐH được liên thông lên hệ đại học chính quy của trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội và một số trường khác.

6. Mức lương ngành CNTT sau khi ra trường?

Thị trường tuyển dụng CNTT được coi là “đại dương đỏ” với vô số cơ hội hấp dẫn luôn sẵn sàng và là một trong 4 ngành có mức lương cao.

Thị trường luôn xuất hiện nhiều cuộc cạnh tranh săn đầu người, “đào góc tường” lẫn nhau giữa các công ty công nghệ. Bởi thế, đây là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp liên tục đưa ra chế độ đãi ngộ, phúc lợi hậu hĩnh nhằm mời gọi và “giữ chân” người tài ngành CNTT.

Theo báo cáo hướng dẫn lương 2022 của Adecco Việt Nam vừa đưa ra con số choáng ngợp về mức lương ‘khủng’ của ngành công nghệ thông tin, cao nhất là 400 triệu và thấp nhất là 15 triệu. Tất nhiên để có mức lương này, ứng viên phải đáp ứng được yêu cầu không chỉ về chuyên môn mà còn cả các kỹ năng liên kết cá nhân khác, đồng thời không ngừng cập nhật kiến thức về CNTT,..

7. Các phương thức tuyển sinh và xét tuyển ngành CNTT tại Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội?

Nếu yêu công nghệ, thích ngôn ngữ lập trình, thích khám phá nhiều ứng dụng mới thì CNTT chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn.

HÌNH THỨC XÉT TUYỂN:
– Xét học bạ THPT
– Hoặc Xét điểm thi THPT Quốc gia

03 CÁCH ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN:

  • Đăng ký trực tuyến tại: https://tuyensinh.bachkhoahanoi.edu.vn/
  • Nộp hồ sơ qua bưu điện: Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội Số 18-20 Nhân Mỹ – Mỹ Đình 1 – Quận Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội. Hotline: 0969 69 86 79
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội

———-
HPC – Thực học – Thực hành – Thực nghiệp
➤ Website: https://bachkhoahanoi.edu.vn
➤ Đăng ký kênh youtube: https://bom.to/IyRA4iatrY2K2
➤ TikTok: @hpcbachkhoahanoi
➤️ Hotline tư vấn tuyển sinh: 0961.224.529

tin tức liên quan

Chiều 8/9, ngay sau khi bão Yagi đi qua Hà Nội, Đội Sinh viên Đặc nhiệm HPC (Đoàn Thanh niên...
Chiều ngày 5/9, gần 80 sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC),...
Sinh viên khoa điện HPC miệt mài trong các khu vực xưởng thực hành để trở nên lành nghiệp vụ....
Cùng xem các bạn Khoa Chăm sóc Sắc đẹp, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) chia...
Trong tháng 8/2024, Ban Chấp hành (BCH) Đoàn Thanh niên Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC)...