Những bộ phận ô tô cần bảo dưỡng định kỳ mà bạn cần nắm vững, nếu muốn theo nghề bảo dưỡng ô tô

Công nghệ ô tô là ngành học được nhiều bạn trẻ yêu mến kỹ thuật lựa chọn, không chỉ bởi sự năng động mà còn xuất phát từ cơ hội việc làm đa dạng.

Nếu bạn muốn trở thành một kỹ sư bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp thì đây chắc chắn là bài viết mà bạn không thể bỏ qua.

Nhớt và bộ lọc nhớt

Dầu nhớt là nhiên liệu không thể thiếu để động cơ ô tô vận hành một cách trơn tru. Nhớt chứa các chất phụ gia đảm bảo các tính năng làm sạch, chống ăn mòn hóa học, chống tạo bọt.  Trong quá trình chuyển động, nhiên liệu sẽ phát sinh ra cặn, bụi bẩn, mạt sắt. Những vật thể li ti này sẽ giảm bớt nhờ có bộ lọc nhớt nhưng ít nhiều vẫn tồn tại trong nhớt. Chính vì thế, sau một thời gian sử dụng nếu không thay nhớt mới động cơ sẽ bị đóng váng, lâu dần dẫn đến hỏng.

Việc thay dầu nhớt bôi trơn và bộ lọc nhớt là rất cần thiết. Thường các tài xế lại cho rằng số km làm cơ sở thay nhớt và bộ lọc nhớt của ô tô là giống nhau. Thực tế cho thấy,  chu kỳ số km đã vận hành cần bảo dưỡng là 3000 km, 5000 km hay 7000 km là khác nhau với mỗi xe, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dòng xe, môi trường, khí hậu, địa hình di chuyển, loại nhớt, tuổi thọ của động cơ,…

Công việc thay nhớt và bộ lọc nhớt diễn ra khá đơn giản. Thường thì số lần thay nhớt sẽ gấp hai lần số lần thay bộ lọc nhớt. Thợ bảo dưỡng sẽ nâng xe lên và tháo ốc để nhớt cũ chảy và thùng nhớt xả. Sau đó tháo lọc nhớt để kiểm tra độ dơ của bộ lọc. Cuối cùng làm sạch thùng chứa nhớt trong xe, siết chặt lại ốc xả và đổ nhớt mới để thay thế.

Lọc gió của động cơ

Nếu ví dầu nhớt như máu của động cơ, thì lọc gió chính là lá phổi có chức năng lọc và ngăn cản bụi bẩn tiếp xúc vào động cơ. Nếu không thay thế lọc gió khi nó quá bẩn hoặc dùng loại lọc gió kém chất lượng thì bụi bẩn sẽ bám vào các lỗ thông khí hay các đầu cảm biến làm giảm độ nhạy và công suất của động cơ.

Cũng giống như dầu nhớt, thời gian hay lọc phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của xe và tình trạng kiểm tra của bộ lọc. Thường thì lọc sẽ được thay thế sau khi chạy từ 2000 km – 5000 km hoặc thay cùng với mỗi lần thay nhớt.

Lọc gió máy lạnh

Lọc gió máy lạnh được làm bằng nỉ là bộ phận thuộc hệ thống điều hòa của ô tô, có chức năng ngăn cản bụi bẩn, giúp không khí sạch và mát mẻ. Nếu sử dụng lâu ngày, bụi bẩn sẽ bám đầy vào lọc gió, cản trở luồng khí của máy lạnh và gây ô nhiễm không khí. Vì thế chúng ta nên thường xuyên vệ sinh bộ lọc và thay thế định kỳ để đảm bảo động cơ làm việc hiệu quả nhất. Ở Việt Nam, khí hậu đặc thù nóng ẩm, nhiều bụi bẩn cho nên các ô tô thường cần thay bộ lọc máy lạnh trong khoảng 6 tháng sử dụng.

Sinh viên K19 HPC trong ngày khai giảng

Hệ thống phanh

Phanh xe là bộ phận nhằm đảm bảo sự an toàn cho người tài xế khi lái xe. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống này trước mỗi lần di chuyển.

Dấu hiệu cho thấy phanh cần được bảo dưỡng, thay thế:

+ Phải đạp mạnh phanh mới có thể dừng.

+ Thấy rung xe hoặc rung tay lái khi sử dụng phanh.

+ Khi phanh xe phát ra tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau.

+ Hộp nhớt có màu đục làm rít phanh.

+ Hệ thống dẫn dầu dưới gầm xe có vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động của phanh.

+ Bánh xe bị hao mòn, trầy xước nhiều khiến phanh không ăn.