Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeTin tứcĐạo đức kinh doanh – Yếu tố tạo lập thành công của doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh – Yếu tố tạo lập thành công của doanh nghiệp

Hình ảnh sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh HPC trong môt chương trình Talkshow định hướng nghề nghiệp

Đạo đức kinh doanh là gì?

Theo Wikipedia, đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh do hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, vì thế khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh, nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế… hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái, thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.

Vai trò của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Hãy thử nghĩ xem, nếu một doanh nghiệp làm ăn thiếu đạo đức thì liệu họ có giữ được niềm tin của khách hàng, đối tác thậm chí là nhân viên của chính doanh nghiệp mình.

Thực tế cho thấy mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận thu được gắn liền với việc thực hành đạo đức kinh doanh. Do đó, muốn thành công trước hết doanh nghiệp phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh.

Chương trình Chào Tân sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh HPC

Các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh

  • Hãy trung thực trong cả giao tiếp và hành động
  • Duy trì tính liêm khiết cá nhân
  • Hãy trung thành trong khuôn khổ các nguyên tắc đạo đức
  • Thể hiện lòng từ bi và sự quan tâm thật sự đến hạnh phúc của những người khác
  • Xây dựng, bảo vệ, gây dựng danh tiếng và đạo đức tốt cho bản thân cũng như cho công ty
  • Chịu trách nhiệm với hành động và lời ăn tiếng nói chung

Các nguyên tắc – chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh thuộc phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh, chính vì thế nó vẫn nằm trong nền tảng đạo đức xã hội chung và phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội.

  • Nguyên tắc trung thực

Tính trung thực đòi hỏi chủ thể kinh doanh không dùng các thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh, phải giữ chứ tín với đối tác, khách hàng. Tính trung thực còn thể hiện ở việc chủ thể kinh doanh không xả thải độc hại ra môi trường, không tàn phá hệ sinh thái và môi trường, không buôn bán sản phẩm hay dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến giáo dục con người, thực hiện các trách nhiệm xã hội…

  • Nguyên tắc tôn trọng con người

Nguyên tắc này đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng cho người lao động, phát huy dân chủ trong công ty, thúc đẩy năng lực của nhân viên để phát triển doanh nghiệp; tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng; cạnh tranh lành mạnh và công bằng với đối thủ, thúc đẩy không khí vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội.

tin tức liên quan

Trong đợt thi tốt nghiệp 2024, các sinh viên K21 – Khoa Điện HPC đã sáng tạo rất nhiều sản...
Chiều 8/9, ngay sau khi bão Yagi đi qua Hà Nội, Đội Sinh viên Đặc nhiệm HPC (Đoàn Thanh niên...
Chiều ngày 5/9, gần 80 sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC),...
Sinh viên khoa điện HPC miệt mài trong các khu vực xưởng thực hành để trở nên lành nghiệp vụ....
Cùng xem các bạn Khoa Chăm sóc Sắc đẹp, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) chia...