Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa ĐiệnCN Kỹ thuật Điện - Điện tửVì sao bạn nên chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử?

Vì sao bạn nên chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử?

Nếu bạn còn băn khoăn chưa tìm được lời giải đáp cho tương lai của mình thì ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử chính là ngành học lý tưởng dành cho bạn, bởi những nguyên do sau đây:

1. Điện – Điện tử luôn phát triển song hành với sự tiến bộ xã hội

Con người đã nghiên cứu về điện từ hàng ngàn năm nay. Từ năm 600 trước công nguyên những người Hy Lạp cổ đã biết rằng nếu cọ xát hổ phách thì nó có thể hút được những mẩu giấy. Cho đến trước năm 1672 cũng chưa có một tiến bộ nào trong việc nghiên cứu về điện. Vào năm 1672 ông Otto Fon Gerryk khi để tay bên cạnh quả cầu bằng lưu huỳnh đang quay đã nhận được sự tích điện lớn hơn. Vào năm 1729 ông Stefan Grey đã tìm ra rằng có 1 số chất, trong đó có kim loại, có thể dẫn điện. Nhưng chất như vậy gọi là những chất dẫn điện. Ông ta cũng phát hiện ra rằng những chất khác như thủy tinh, lưu huỳnh, hổ phách và sáp không dẫn điện. Những chất đó được gọi là những chất cách điện.

Bước tiến tiếp theo trong việc nghiên cứu về dòng điện là vào năm 1733 khi một người Pháp có tên là Duy Phey tìm ra vật tích điện dương và vật tích điện âm, mặc dù ông cho rằng đó là 2 loại điện khác nhau. Bedzamin Franklin là người đầu tiên thử giải thích thế nào là dòng điện. Năm 1800 Volta phát triển pin Votal, chính là tiền thân của pin mà chúng ta sử dụng ngày nay. Tuy nhiên, chỉ đến tận thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu tập trung nghiên cứu lĩnh vực này. Trong suốt thời kỳ này, việc nghiên cứu điện phần lớn được xem là một nhánh con của Vật lý học.

Cho đến cuối thế kỷ 19 các trường đại học bắt đầu mở ngành đào tạo về kỹ thuật điện. Đại học công nghệ Darmstadt là trường đầu tiên đào tạo kỹ thuật điện trên thế giới vào năm 1882. Bước sang thế kỷ 20 những phát triển điển hình của kỹ thuật điện – điện tử bắt đầu nổi lên. Từ đó, ngành Điện – Điện tử ngày càng phát triển cùng với sự ra đời của hàng loạt các trường đào tạo, trung tâm, cơ sở nghiên cứu trên toàn thế giới.

Ngày nay điện – điện tử đã trở thành phần quan trọng quyết định sự vận hành, phát triển của xã hội. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ phải lo mình sẽ “thiếu đất dụng võ” nếu theo học ngành này.

2. Ngành học lý tưởng đóng góp lợi ích cho xã hội

Điện – Điện tử thuộc khối ngành kỹ thuật – đây cũng là khối ngành được nghiên cứu cho thấy chỉ số hài lòng, hạnh phúc trong công việc của nhân viên ở mức tương đối cao. Điều này bắt nguồn từ nhiều đặc điểm của ngành, chẳng hạn như: lịch trình linh hoạt, kích thích tư duy, sáng tạo, môi trường làm việc ít gò bó, chế độ đãi ngộ tốt,…

Thông qua việc thiết kế, quản lý, vận hành, sửa chữa các hệ thống điện, vi mạch điện tử,… các kỹ sư Điện – Điện tử giúp quá trình hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa được vận hành trơn tru. Họ đã góp phần đưa thế giới tới một tương lai tươi sáng hơn bằng cách phát minh ra nhiều sản phẩm điện – điện tử có hiệu suất làm việc cao và khả năng ứng dụng rộng rãi.

3. Đa dạng việc làm với mức thu nhập hấp dẫn

Do nhu cầu phát triển kinh tế, kỹ thuật mọi quốc gia trên thế giới đều có nhu cầu tuyển dụng cao nguồn nhân lực lành nghề. Điều này có nghĩa bạn có rất nhiều cơ hội để nhận được công việc ngành Điện – Điện tử ngay khi ra trường. Thực tế cho thấy, so với bất cứ ngành nghề nào khác, tỉ lệ thất nghiệp của cử nhân ngành Điện – Điện tử là rất thấp.

Nếu trước đây nghề Điện – Điện tử được cho là khá vất vả thì trong thời đại ngày nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ, công việc của các nhân viên ngành này đã được hỗ trợ và đa dạng hình thức làm việc hơn rất nhiều.

Theo học ngành Điện – Điện tử bạn có thể đảm nhận những vị trí sau:

+ Kỹ sư Điện – Điện tử

+ Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa.

+ Nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghệ tự động hóa và điện tử hóa cao.

+ Làm việc tại các công ty Bưu chính viễn thông, điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối, tiêu thụ điện; phòng thí nghiệm; cơ sở kinh doanh, nghiên cứu, quy hoạch mạng lưới điện.

tin tức liên quan

42 sinh viên đủ điều kiện ở hai ngành Thiết kế Đồ họa và Công nghệ Thông tin của Khoa...
Mô hình lưu kho tự động được thiết kế nhằm tự động hóa toàn bộ quy trình từ lưu trữ...
Nhằm chung tay xoa dịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội...
Ngày 14/9/2024, những sinh viên K21 đủ điều kiện của ngành Thiết kế Đồ họa, ngành Công nghệ Thông tin...
Rạng sáng ngày 10/9 và 11/9/2024, 2 sinh viên Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Hàn Quốc, Trường Cao đẳng...