Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Kinh TếVận tải đường thủy – Cầu nối giao thương các quốc gia

Vận tải đường thủy – Cầu nối giao thương các quốc gia

Giới thiệu về vận tải đường thủy

Vận tải đường thủy là hình thức vận chuyển hàng hóa trên mặt nước (sông, biển,…) thông qua các phương tiện giao thông đường thủy. Vận tải đường thủy có lịch sử phát triển lâu đời. ) Ngay từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, những quốc gia cổ đại như Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản… đã biết sử dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền, quốc gia với nhau. Trải qua nhiều thời kỳ, vận tải đường thủy ngày càng phát triển cả về lượng và chất. Ngày nay, tại bất cứ đâu có sông, hồ hay biển, vịnh,… bạn cũng dễ dàng nhìn thấy những chiếc tàu chở hàng đồ sộ.

Sinh viên HPC trong một tiết học

Phân loại vận tải đường thủy

Dựa trên phạm vi hoạt động mà vận tải đường thủy được chia thành hai loại là: vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường thủy quốc tế.

  • Vận tải đường thủy là hoạt động giao lưu hàng hóa giữa các vùng miền trong phạm vi quốc gia. Hàng hóa thường được vận chuyển qua đập, thác, sông, hồ, kênh, rạch,…
  • Vận tải đường thủy quốc tế là hoạt động giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia qua đường biển quốc tế. Khối lượng hàng hóa thường lớn và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của luật pháp quốc tế.

Phương tiện vận tải đường thủy

Hiểu một cách đơn giản, phương tiện vận tải đường thủy là những phương tiện giúp di chuyển trên mặt nước. Các phương tiện này có thể được làm thủ công hoặc theo các công nghệ hiện đại. Để có thể vận chuyển tốt hàng hóa, các phương tiện này cũng có những đòi hỏi nhất định về thiết kế, nguyên liệu,… Các nguyên vật liệu tạo nên phương tiện yêu cầu cao về độ chịu nước, nổi lên trên bề mặt, chịu được khối lượng hàng hóa lớn và di chuyển được. Thiết kế phải phù hợp với mục đích sử dụng, địa hình vận chuyển.

HPC tổ chức tuần lễ giao lưu Việt – Hàn

Dưới đây là năm loại phương tiện vận tải đường thủy được sử dụng phổ biến:

  • Sà lan

Là một loai thuyền đáy bằng, dùng chủ yếu ở sông hoặc kênh đào giao thông để chở những loại hàng hóa nặng. Hầu hết sà lan không có khả năng tự chạy mà cần đến tàu lái hoặc tàu đẩy để di chuyển.

  • Phà

Thường là một chiếc thuyền hoặc tàu. Thường được sử dụng chở hành khách và phương tiện, hàng hóa của họ, thậm chí cả xe lửa. Hầu hết phà chỉ hoạt động ở khu vực sông lớn, vùng bờ biển. Ở một số quốc gia, phà trở thành môt phần của hệ thống giao thông công cộng.

  • Tàu Container

Là loại phương tiện chuyên dụng để vận tải hàng hóa thương mại, có tải trọng lớn. Nó được sử dụng chủ yếu để vận chuyển những mặt hàng khô, và thường được sử dụng để giao thương hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

  • Tàu làm lạnh

Với những hàng hóa cần bảo quản ở nhiệt độ thấp để giữ được chất lượng (hoa quả, thịt, cá,…), người ta cần sử dụng đến tàu làm lạnh. Loại tàu này được thiết kế hệ thống làm lạnh trong các khoang để đảm bảo hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

  • Tàu chở hàng rời

Là loại phương tiện được sử dụng để vận chuyển các mặt hàng có khối lượng lớn như các loại nông sản. Tàu chở hàng rời thường có các cửa hầm dạng hình hộp trên boong, được thiết kế để trượt hàng hóa ra phía ngoài.

tin tức liên quan

42 sinh viên đủ điều kiện ở hai ngành Thiết kế Đồ họa và Công nghệ Thông tin của Khoa...
Mô hình lưu kho tự động được thiết kế nhằm tự động hóa toàn bộ quy trình từ lưu trữ...
Nhằm chung tay xoa dịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội...
Ngày 14/9/2024, những sinh viên K21 đủ điều kiện của ngành Thiết kế Đồ họa, ngành Công nghệ Thông tin...
Rạng sáng ngày 10/9 và 11/9/2024, 2 sinh viên Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Hàn Quốc, Trường Cao đẳng...