Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeĐọc báo cùng bạnVận tải hàng hóa – Mạch máu phát triển của ngành kinh tế

Vận tải hàng hóa – Mạch máu phát triển của ngành kinh tế

Vận tải hàng hóa là gì?

Vận tải hàng hóa là chuỗi các hoạt động nhằm di chuyển hàng hóa từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Có nghĩa là một chu kỳ khép kín của sự vận động từ nguyên liệu đến thành phẩm. Từ khi bắt đầu sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Nó là một ngành sản xuất đặc biệt, luôn đồng hành cùng sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và lưu thông phân phối cho mỗi nước và toàn cầu bằng khoa học công nghệ hiện đại.

Sinh viên HPC biểu diễn văn nghệ nhân dịp khai giảng năm học mới

Tầm quan trọng của vận tải hàng hóa

Có thể nói, vận tải hàng hóa là cầu nối các ngành, các đơn vị sản xuất với nhau, nối liền khu vực sản xuất với khu vực tiêu dùng, nối liền thành thị với nông thôn, miền ngược với miền xuôi. Nó cũng là một khâu then chốt trong dây chuyền này, chất lượng của dịch vụ logistics.

Logistics luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuấtt và lưu thông hàng hóa. Logistics bao gồm 4 yếu tố: vận tải, marketing, phân phối và quản lý, trong đó vận tải hàng hóa là yếu tố quan trọng nhất và chiếm nhiều chi phí nhất.

Tất cả các quá trình trong chuỗi logistics được kết nối với nhau bằng hoạt động vận tải. Do đó, hoạt động vận tải được tổ chức thực hiện một cách tối ưu, chất lượng tốt sẽ góp phần đáng kể nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.

Hình ảnh sinh viên HPC tham gia hoạt động văn nghệ trong học kỳ giáo dục an ninh quốc phòng

Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải là:

  • Tính nhanh chóng, kịp thời
  • Tính an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển
  • Tính linh hoạt
  • Thời gian vận chuyển
  • Giá cả của dịch vụ.

Các loại vận tải hàng hóa hiện nay:

  • Vận tải ô tô: Mang tính triệt để cao, có thể vận chuyển từ cửa tới cửa. Vận tải ô tô giúp thu gom, giao trả hàng hóa tại các vị trí xa cảng, ga hoặc các điểm tập kết hàng. Vận tải đường bộ linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không phụ thuộc vào giờ giấc.
  • Vận tải đường sắt: Ưu điểm là có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, với vận tốc ổn định và giá thành thấp hơn đường bộ.
  • Vận tải hàng không: Vận chuyển nhanh chóng; độ an toàn cao; thường được sử dụng để vận chuyển các mặt hàng có giá trị cao, khoảng cách địa lý lớn.
  • Vận tải biển: Đây là loại hình vận tải được sử dụng nhiều nhất trong các phương thức vận chuyển hàng hóa. Ưu điểm: chở được khối lượng hàng hóa lớn; giá thành vận chuyển thấp; thích hợp vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế.

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được chính...
Chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, đa dạng ngành nghề, đảm bảo cung cấp cho người học các...
HPC – Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội đang xét tuyển các ngành sau cho năm học...
Vì sao nên chọn học Ngành tự động hóa công nghiệp? Cơ hội việc làm của Tự động hóa công...
Ngày vừa 5/8 vừa qua, khoa Kinh tế của HPC đã tổ chức cho các bạn tân sinh viên được...