Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeDu học Nhật BảnTinh hoa văn hóa – Trà đạo của Nhật Bản

Tinh hoa văn hóa – Trà đạo của Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á với nền văn hóa đa dạng, phong phú. Bên cạnh trang phục truyền thống Kimono hay ẩm thực Sushi thì trà đạo chính là nét đặc trưng nổi bật của quốc gia này.

Chúng ta biết rằng, trà có nguồn gốc từ Trung Quốc, thế nhưng cách thưởng thức trà của người Nhật đã nổi tiếng khắp thế giới. Trà được du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ VII. Nhưng mãi đến thế kỷ thứ XIV, việc uống trà mới trở nên phổ biến. Cho đến ngày nay, nó đã trở thành một loại nghệ thuật trong văn hóa của người dân nước này. Thậm chí bộ môn trà đạo còn được tổ chức tại các trường đại học, cao đẳng.

Cách thức uống trà của người Nhật chủ yếu là thưởng ngoạn phong cảnh, đối ẩm, thưởng thức vị trà. Điều này thể hiện sự hài hòa giữa trà nhân với không gian xung quanh, mang lại cho con người sự yên tĩnh, thư giãn. Sự tinh tế trong trà đạo Nhật Bản không chỉ thể hiện ở cách pha trà, thưởng trà mà còn ở không gian, dụng cụ pha trà.

Ngài Hisao Kashiwagi, Hiệu trưởng Trường Nhật ngữ Kyoto Minsai trình diễn nghi thức Trà đạo Nhật Bản tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội

  • Không gian thưởng trà:

Yêu cầu về không gian thưởng trà đạo Nhật Bản rất cao. Trà viên phải được thiết kế tinh tế, hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Trong trà viên có trà thất – căn phòng dùng để thưởng trà. Trà thất thường xây nhỏ gọn khoảng vài mét vuông, được bày trí các tấm đệm hay chiếu tre sắp xếp theo hình vuông trang nhã và đẹp mắt.

Trước trà thất người ta thường đặt một tảng đá lớn hình cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống, người thưởng trà sẽ rửa tay ở đây trước khi vào trà thất.

  • Dụng cụ pha trà:

+ Kama (Nồi đun nước): Quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát.

+ Tetsubin (Ấm nước): Đun nước cho sôi lên để pha trà, thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát.

+ Chawan (Bát trà): Có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý và quan trọng nhất của Trà đạo; gắn liền với tên tuổi của trà nhân.

+ Natsume (Hộp đựng trà): Chiếc hủ này cũng được trang trí rất đẹp, tăng tính thẩm mỹ và làm cho trà đựng bên trong tăng thêm giá trị.

+ Chasen (Chổi đánh trà): Được làm bằng tre một cách công phu và cũng là một dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột.

+ Shaku (Gáo múc nước): Chiếc gáo nhỏ, dùng để múc nước nóng từ kama vào bát, hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi.

+ Futaoki: Dụng cụ kê nắp khi mở nồi đun nước

+ Kensui: Dụng cụ để nước bẩn

Sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản HPC tham gia chương trình giao lưu văn hóa Nhật Bản

  • Cách thức pha trà: Phải đảm bảo đúng quy trình.

+ Về nước pha trà. Người ta không dùng nước đang sôi để pha trà mà thứ nước này luôn được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C.

+ Ấm pha trà và tách trà cần được tráng bằng nước trong bình thủy để làm ấm sau lau lại bằng khăn cho khô.

+ Giai đoạn cho trà vào ấm tùy thuộc vào từng loại trà khác nhau.

Lưu ý, khi pha trà cần chú ý đến lượng nước. Chỉ cho lượng nước vừa đủ để rót cho khách. Loại trà thường được sử dụng là trà hạng trung và có thể pha làm ba lần.

+ Rót trà: Nhằm mục đích cho vị trà đều ở các chén, người Nhật thường rót trà vào khoảng 1/3 chén sau đó lần lượt rót ngược lại cho đến khi đầy chén.

  • Nghi thức uống trà: 

Sau khi rót trà xong, chủ nhà sẽ xoay chén trà để mời khách. Người được mời sẽ đưa hai tay để đỡ chén trà và vái chào để bày tỏ lòng tôn kính. Sau đó, người ta đặt chén trà vào lòng bàn tay trái, khẽ xoay chén trà 2 lần bằng tay phải làm sao cho thấy được hoa văn đẹp nhất của tách trà. Tiếp đến, họ uống 3 ngụm trà thật từ tốn. Khi uống phải chép miệng kèm theo tiếng “khà” để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân.

Để tăng hương vị cho chén trà, người Nhật thường dùng kèm theo loại bánh ngọt tên Wagashi có vị ngọt nhẹ nhàng, hòa quyện cùng vị trà sẽ tạo nên một cảm giác thanh mát, tao nhã, lâng lâng khó tả. Chú ý, bạn nên ăn hết bánh sau đó uống một ngụm trà chứ không nên vừa ăn vừa uống.

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được chính...
Học tiếng Nhật tại HPC – nói không với thất nghiệp, điều đó không phải là viển vông bạn nhé....
Chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, đa dạng ngành nghề, đảm bảo cung cấp cho người học các...
HPC – Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội đang xét tuyển các ngành sau cho năm học...
Vì sao nên chọn học Ngành tự động hóa công nghiệp? Cơ hội việc làm của Tự động hóa công...