Những điều bạn cần biết về chi phí logistics

Logistics được biết đến như một "sợi dây xích" liên kết các hoạt động kinh tế (cung cấp - sản xuất - phân phối - tiêu thụ). Vậy chi phí logistics là gì? Có mấy loại chi phí logistics? Cùng tìm ra lời giải đáp qua bài viết này nhé!

1. Chi phí logistics là gì?

Chi phí Logistics là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực vận tải, nói rộng ra là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chi phí logistics thể hiện việc sử dụng các nguồn lực khác nhau như: nhân lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng và được tính bằng khối lượng tiền tiêu thụ.

Sinh viên HPC trong 1 tiết học

Khi gắn với dòng chu chuyển hàng hóa thương mại, chi phí logistics diễn tả số tiền được chi cho hệ thống phân phối dịch vụ hậu mãi (các dịch vụ cung cấp sau khi khách hàng đã mua sản phẩm), nguồn cung ứng hàng hóa và việc điều hành sản xuất.

Chi phí logistics càng thấp thì càng tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cũng như nâng cao ưu thế cạnh tranh của hàng hóa xuất – nhập khẩu. Ví dụ, tỷ lệ % chi phí logistics trong GDP của Thái Lan 19% (2005), châu Âu 12% (2006-2008).

Đối với mọi thị trường, giá bán của hàng hóa (G) đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo tối thiểu bù đắp các chi phí (C). Sao cho: G ≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5 (1)

Trong đó :

C1: giá thành sản xuất ra hàng hóa

C2: chi phí hoạt động marketing

C3: chi phí vận tải

C4: chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ

C5: chi phí bảo quản hàng hóa.

Sinh viên HPC trong chương trình giao lưu tài năng – văn nghệ
2. Các loại chi phí logistics.
Chi phí logistics bao gồm ba loại: Chi phí vận tải; chi phí cơ hội vốn và chi phí bảo quản hàng hóa. Cụ thể như sau:
– Chi phí vận tải: Là tất cả các chi phí cho việc vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là mức chi phí lớn nhất trong chi phí logistics và chịu tác động của nhiều yếu tố, chẳng hạn: chủng loại hàng hóa; quy mô sản xuất; tuyến đường vận tải. Vì thế, để giảm chi phí vận tải, cần áp dụng các giải pháp để  tăng tỷ trọng chất xếp của hàng hóa một cách tối đa.
– Chi phí cơ hội vốn: Là lãi tối thiểu mà nhà đầu tư nhận được khi đầu tư cho hoạt động khác không phải hàng hóa dự trữ. Chi phí cơ hội vốn phụ thuộc vào thị trường vốn, công nghệ sản xuất, và khối lượng vật tư, sản phẩm tồn trữ. Chi phí này tác động đáng kể tới tổng chi phí liên quan đến hàng dự trữ. Bởi vậy, các nhà sản xuất thường áp dụng những giải pháp giảm khối lượng cho một lần sản xuất và giao hàng nhằm giảm chi phí cơ hội vốn.

– Chi phí bảo quản hàng hóa: Là chi phí bảo hiểm hàng hóa, đền bù cho hàng hư hỏng, thuê kho bãi, xuất nhập hàng ra vào kho, bảo quản hàng hóa nhằm đảm bảo các hoạt động bảo quản được diễn ra suôn sẻ. Chi phí bảo quản hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng kho hàng. Trong khi đó, khối lượng kho hàng ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng và doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, cần cân bằng các chi phí để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.