Nhận biết các từ loại thường gặp trong tiếng Trung

Từ loại là một thành phần không thể thiếu trong câu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận biết và sử dụng chính xác.

Vậy các từ loại trong tiếng Trung là gì? Làm thế nào để phân biệt chúng? Hãy tham khao ngay bài viết sau nhé!

1. Danh từ

– Là những từ dùng để chỉ người hay sự vật; có thể làm chủ ngữ, định ngữ hay tân ngữ trong câu. Một số ít danh từ đơn âm tiết có thể trùng lặp để diễn tả ý “từng/mỗi”, ví dụ: “天天” (mỗi ngày : 每天).

– Lưu ý:

+ Trước danh từ có thể thêm số từ hay lượng từ nhưng danh từ không thể nhận phó từ làm bổ nghĩa.

+ Sau danh từ chỉ người, ta có thể thêm từ vĩ “們” (môn) để biểu thị số nhiều. Nhưng nếu trước danh từ có số từ/lượng từ /từ biểu thị số nhiều thì ta không thể thêm từ vĩ “們” vào phía sau danh từ.

2. Hình dung từ

Là từ mô tả hình trạng, tính chất, trạng thái của người hay sự vật. Nó có nhiều nét tương đồng với tính từ trong tiếng Việt. Hình dung từ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng trong câu như: chủ ngữ, định ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, tân ngữ.

– Ví dụ:

+ Hình dung từ làn chủ ngữ: 驕傲使人落後 – Kiêu ngạo khiến người ta lạc hậu.

+ Hình dung từ làm vị ngữ: 茉莉花很香 – Hoa lài rất thơm.

+ Hình dung từ làm định ngữ (chủ yếu để bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm của một ngữ danh từ): 寬廣的原野 – Vùng quê rộng lớn.

+ Hình dung từ làm trạng ngữ (thường đứng trước động từ): 同學們認真地聽講 – Các bạn học sinh chăm chú nghe giảng bài.

+ Hình dung từ làm bổ ngữ: 把你自己的衣服洗干淨 – Anh hãy giặt sạch quần áo của anh đi.

+ Hình dung từ làm tân ngữ: 女孩子愛漂亮 – Con gái thích đẹp.

Một tiết học của sinh viên ngành tiếng Trung HPC

3. Động từ

Là từ dúng để biểu thị hành vi, hoạt động,… của người hay sự vật. Động từ có thể chia làm hai loại: động từ có kèm tân ngữ và động từ không kèm tân ngữ. Ở dạng phủ định, động từ có thêm chữ “不” hay “沒” hay “沒有”.

Trong câu, động từ có thể đảm nhận vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, tân ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ.

– Ví dụ:

+ Động từ làm chủ ngữ chỉ khi vị ngữ là hình dung từ hoặc là động từ biểu thị ý đình chỉ/bắt đầu/ phán đoán: 浪費可恥 – Lãng phí thì đáng xấu hổ.

+ Động từ làm vị ngữ: 我站在長城上 – Tôi đang đứng trên Trường Thành.

+ Động từ làm định ngữ (phía sau sẽ có trợ từ “的”): 他說的話很正確 – Điều nó nói rất đúng,

+ Động từ làm tân ngữ: 我喜歡學習 – Tôi thích học.

+ Động từ làm bổ ngữ: 我聽得懂 -Tôi nghe không hiểu.

+ Động từ làn trạng ngữ (phía sau sẽ có trợ từ “地”): 學生們認真地聽老師講課 – Các học sinh chăm chú nghe thầy giáo giảng bài.