Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tửKiến thức nhận được khi tốt nghiệp ngành Điện công nghiệp

Kiến thức nhận được khi tốt nghiệp ngành Điện công nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành Điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng công nghệ Bách khoa Hà Nội, người học sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau:

  1. Kiến thức

-Trình bày được những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị;

– Trình bày được cấu tạo, nguyên ký hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện và vật liệu điện;

– Nêu các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha;

– Phân tích được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;

– Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện;

– Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;

– Trình bày được các khái niệm về các tiêu chuẩn ISO 9001:2015;

– Trình bày được phương pháp tính toán các thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;

– Phân tích được sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của các máy công cụ như: Máy tiện, Máy phay, Máy khoan, Máy bào và các máy sản xuất như: Băng tải, Cầu trục; Thang máy, Lò điện…;

– Phân tích được nguyên lý của các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến;

– Trình bày được nguyên lý của hệ thống cung cấp truyền tải điện;

– Nhận dạng được các thiết bị điện cơ trong hệ truyền động điện;

– Trình bày được nguyên tắc và phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện;

– Phân tích được cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị như soft stater, inverter, các bộ biến đổi;

– Trình bày được các tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động;

– Trình bày được các tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện bán dẫn, các cách mắc linh kiện trong mạch điện, cách xác định thông số kỹ thuật của linh kiện;

– Trình bày được cấu tạo một số mạch điện tử đơn giản ứng dụng linh kiện điện tử và nguyên lý hoạt động của chúng;

– Mô tả được cách sử dụng các thiết bị đo, các thiết bị hàn;

– Trình bày được cấu tạo, nguyên ký hoạt động của các linh kiện điện tử công suất;

– Trình bày được các quy trình trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;

– Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC của các hãng khác nhau;

– Phân tích được nguyên lý, cấu tạo của hệ thống điều khiển điện khí nén;

– Trình bày được khái niệm, vai trò và phân loại mạng truyền thông công nghiệp;

– Trình bày được nội dung cơ bản trong cơ sở kỹ thuật truyền thông: Chế độ truyền tải, cấu trúc mạng, kiến trúc giao thức, truy nhập bus, bảo toàn dữ liệu, mã hoá bit, kỹ thuật truyền dẫn;

– Trình bày được các thành phần cơ bản của hệ thống mạng;

– Trình bày được các đặc điểm cấu trúc cơ bản của một số hệ thống bus tiêu biểu: Profibus, CAN, Modbus, Interbus, AS-I, Ethernet;

– Phân tích được các loại bản vẽ thiết kế, lắp đặt của các hệ thống điện;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội, pháp luật, Quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

  1. Kỹ năng

– Đọc được các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;

– Tính toán được thông số quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;

– Lắp đặt thành thạo các hệ thống để bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng;

– Nhận dạng, lựa chọn và sử dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;

– Tổ chức thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và sơ, cấp cứ được người bị điện giật đúng phương pháp;

– Xác định và phân loại được các loại vật liệu điện, khí cụ điện và thiết bị điện cơ bản;

– Tháo lắp được các loại vật liệu điện, khí cụ điện;

– Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;

– Tính toán được các thông số kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha ở trạng thái xác lập và quá độ;

– Vẽ và phân tích được sơ đồ dây quấn stato của động cơ không đồng bộ một pha, ba pha;

– Tính toán, quấn lại được động cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn;

– Tính toán thông số, quấn được dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;

– Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa được máy điện theo yêu cầu;

– Tháo lắp và sửa chữa được các khí cụ điện đúng theo thông số của nhà sản xuất;

– Xác định và sửa chữa được các hư hỏng của thiết bị điện gia dụng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất;

– Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng cho hộ gia đình theo bản vẽ thiết kế;

– Xât dựng và kiểm soát được hệ thống quy trình ISO trong công xưởng hoặc nhà máy;

– Lắp đặt, sửa chữa được các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ ba pha, một pha, động cơ một chiều;

– Lắp ráp được các mạch bảo vệ và tín hiệu;

– Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điện máy cắt gọt kim loại như: Mạch điện máy khoan, máy tiện, phay, bào, mài…và các máy sản xuất như cầu trục, thang máy, lò điện…;

– Lắp ráp, cài đặt được các mạch điện cảm biến;

– Tính, chọn được dây dẫn, bố trí hệ thống điện phù hợp với điều kiện làm việc, mục đích sử dụng trong một toà nhà, phân xưởng hoặc nhà máy;

– Tính, chọn được nối đất và chống sét cho đường dây tải điện và các công trình phù hợp với điều kiện làm việc theo TCVN và tiêu chuẩn IEC về điện;

– Lắp đặt được đường dây cung cấp điện cho một toà nhà, phân xưởng phù hợp với yêu cầu và đạt tiêu chuẩn;

– Tính và chọn được động cơ điện phù hợp cho một hệ truyền động điện không điều chỉnh và có điều chỉnh;

– Xác định được các linh kiện trên sơ đồ mạch điện và thực tế. Vẽ, phân tích các sơ đồ mạch điện cơ bản ứng dụng linh kiện điện tử;

– Hàn và tháo lắp thành thạo các mạch điện tử;

– Kiểm tra được chất lượng các linh kiện điện tử công suất trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất cơ bản;

– Kết nối thành thạo PLC với PC và với các thiết bị ngoại vi;

– Viết chương trình cho các loại PLC khác nhau đạt yêu cầu kỹ thuật;

– Lắp ráp, sửa chữa được các mạch điều khiển điện khí nén trong công nghiệp như dây truyền phân loại sản phẩm, hệ thống nâng hạ,…;

– Vận hành được mạch điện theo nguyên tắc, theo quy trình đã định;

– Lập được kế hoạch bảo trình hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp;

– Thiết kế được các ứng dụng SCADA trong các hệ thống điều khiển công nghiệp;

– Lập trình điều khiển giám sát được các hệ thống điều khiển trong công nghiệp;

– Tháo, lắp được bộ cảm biến và bộ phận/phần tử trong hệ thống tự động hoá, thay thế và hiệu chỉnh các phần tử;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; Khai thác, xử ký, ứng dụng công nghệ thống tin trong công việc chuyên môn và của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản , đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; Ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

ĐĂNG KÝ HỌC NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Để đăng ký học ngành Điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội, vui lòng click và điền đầy đủ thông tin vào mẫu dưới đây:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI [HPC] TUYỂN SINH NĂM 2021

– Xét tuyển đơn giản, thủ tục nhanh chóng

–  “Chắc suất” vào chuyên ngành mình yêu thích, cơ hội rộng mở hơn thay vì phụ thuộc vào điểm số của một kỳ thi duy nhất.

– Không còn áp lực với kỳ thi THPT Quốc gia

– Ngành học đa dạng, bám sát thị trường

– Cam kết 100% sinh viên chuẩn đầu ra có việc làm

– Đăng ký để trở thành sinh viên HPC tại đây. 

☎ Hotline tư vấn miễn phí: 0961.224.529

———-

➤ Facebook: www.facebook.com/Caodangcongnghebachkhoahanoi

➤ Đăng ký kênh youtube: https://bom.to/IyRA4iatrY2K2

 

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Ngày 21/2/2024, trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi làm việc với đại diện...
Hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được chính...
Khoa Điện HPC – lựa chọn thông minh cho sự nghiệp của bạn – tại sao vậy? Như bạn đã...
Chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, đa dạng ngành nghề, đảm bảo cung cấp cho người học các...
HPC – Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội đang xét tuyển các ngành sau cho năm học...