Chương trình đào tạo ngành Điện tử Viễn thông

Chương trình nhằm đào tạo các kỹ thuật viên Công nghệ Điện tử – Viễn thông với kiến thức nền tảng mạnh về các khoa học và công nghệ liên quan.

Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện tử

Mã ngành: (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2010/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Lễ tổng kết khóa I lớp tiếng Hàn cho kĩ thuật viên Samsung Display
Các kỹ thuật viên Samsung Display được nhà trường đào tạo

I. GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Chương trình chuẩn bị cho người học kiến thức và kỹ năng lắp ráp, thử nghiệm, phát hiện và khắc phục sự cố, sửa chữa thiết bị điện tử công nghiệp và dân dụng

Chương trình khóa học bao gồm những nội dung cơ bản về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, giáo dục quốc phòng, an ninh, những nội dung cơ bản của kiến thức cơ sở ngành như lý thuyết mạch điện – điện tử và chuyên ngành như: Điện thoại, tổng đài, cáp viễn thông, radio, tivi, truyền hình kỹ thuật số, CD, VCD, DVD, máy tính và các dịch vụ viễn thông.

Bên cạnh đó, học sinh còn được đi thực tập thực tế trong các cơ sở thuộc lĩnh vực lắp ráp điện tử, điều khiển tự động, thi công lắp đặt hệ thống cáp viễn thông, tổng đài, các đài truyền thanh, truyền hình địa phương và mạng máy tính cục bộ. Sau khi tốt nghiệp người học được cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử và có thể làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử với vai trò là một kỹ thuật viên điện tử, quản lý kỹ thuật hoặc nhân viên bán hàng, đồng thời có thể học liên thông lên bậc cao đẳng hoặc đại học.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:

1. Về kiến thức

– Trình bày được những nội dung cơ bản về lý thuyết mạch điện – điện tử, kỹ thuật mạch điện tử, linh kiện điện tử, đo lường và thiết bị đo, điện tử số, vẽ kỹ thuật, tổ chức sản xuất và an toàn lao động.

– Phân tích được phương pháp kiểm tra, đánh giá các dạng sai hỏng của các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, hệ thống máy tính.

– Trình bày được các phương pháp sửa chữa và lắp ráp các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, hệ thống máy tính.

– Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học vào xử lý các tình huống trong lĩnh vực điện tử dân dụng, điện tử viễn thông, điện tử tự động và hệ thống máy tính.

– Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử.

2. Về kỹ năng

– Đọc được bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp ráp và hướng dẫn kỹ thuật cho các bộ phận lắp ráp điện tử.

– Sử dụng thiết bị để kiểm tra, phân tích kết quả, đánh giá hiệu suất và xác định sự cần thiết điều chỉnh quá trình làm việc của thiết bị.

– Phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống sai, hỏng trong lĩnh vực điện tử, nắm vững các nguyên tắc thiết kế chế tạo và có khả năng tham gia một số công việc cùng với kỹ sư.

– Thực hiện được các kỹ năng lắp ráp, hàn, thao tác trên linh kiện và thiết bị điện tử.

– Lắp đặt, kiểm tra, vận hành các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, hệ thống máy tính.

– Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các thiết bị điện tử trên các dây chuyền sản xuất tự động.

– Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

3. Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp

Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất điện tử hoặc công ty kinh doanh về điện tử.

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và thời gian đào tạo
  2. Tổng khối lượng chương trình: 98 – 100 đơn vị học trình (ĐVHT)
  3.  Thời gian đào tạo: 2 năm
  4.  Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
 

STT

 

Nội dung

 

Khốilượng(ĐVHT)

I

Các học phần chung

22

II

Các học phần cơ sở

24

III Các học phần chuyên môn 30 – 32
IV Thực tập cơ bản

16

V

Thực tập tốt nghiệp

6

Cộng

98 – 100
  1. Các học phần của chương trình và thời lượng
 

 

STT

 

 

Tên học phần

 

 

Số tiết

Số ĐVHT

 

 

Tổng

Lý thuyết

Thực hành, thực tập

I

Các học phần chung 435

22

17

5

A

Học phần bắt buộc 405

20

15

5

1

Chính trị

90

5

4

1

2

Pháp luật

30

2

2

0

3

Giáo dục Quốc phòng – An ninh

75

3

2

1

4

Giáo dục thể chất

60

2

1

1

5

Ngoại ngữ

90

5

4

1

6

Tin học

60

3

2

1

 

 

STT

 

 

Tên học phần

 

 

Số tiết

Số ĐVHT

 

 

Tổng

Lý thuyết

Thực hành, thực tập

B

Học phần tự chọn (chọn 1 trong các học phần sau)

30

2

2

0

7

Kỹ năng giao tiếp

30

2

2

0

8

Khởi tạo doanh nghiệp

30

2

2

0

9

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

30

2

2

0

II

Cáchọc phần cơ sở 435

24

19

5

10 Linh kiện điện tử

75

4

3

1

11 Lý thuyết mạch điện – điện tử

60

3

2

1

12 Kỹ thuật mạch điện tử 1

75

4

3

1

13 Đo lường điện và thiết bị đo

60

3

2

1

14 Điện tử số

75

4

3

1

15 Vẽ kỹ thuật

30

2

2

0

16 Tổ chức sản xuất

30

2

2

0

17 An toàn lao động

30

2

2

0

III Các học phần chuyên môn 585 – 615 30 – 32 21 – 23 9 – 10

A

Phầnbắt buộc 360

18

12

6

18 Kỹ thuật mạch điện tử 2

60

3

2

1

19 Thiết kế mạch điện tử

45

2

1

1

20 Vi xử lý

60

3

2

1

21 Kỹ thuật xung

60

3

2

1

22 Điện tử công suất

75

4

3

1

23 Cấu trúc máy tính

60

3

2

1

B

Phầntựchọntheochuyênngành

*

Chuyên  ngành  Điện  tử  viễn thông 255

14

11

3

1

Hệ thống viễn thông

45

3

3

0

2

Thiết bị hệ thống viễn thông: 210

11

8

3

2.1 Cáp viễn thông và VIBA

75

4

3

1

2.1 Tổng đài – Máy fax

60

3

2

1

2.3 Điện thoại và điện thoại di động

75

4

3

1

IV Thực tập cơ bản

16

0

16

36 Thực hành cơ bản 1

3

0

3

37 Thực hành cơ bản 2

5

0

5

38 Thực hành tự chọn theo chuyên ngành

8

0

8

Chương trình đào tạo khoa Điện tử Viễn thông
IV. NỘI DUNG THI TỐT NGHIỆP
 Chương trình đào tạo khoa Điện tử Viễn thông