Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Kinh TếTS Đặng Thị Kim Thoa – Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh: Đừng bao giờ ngừng lại vì phía trước luôn có con đường

TS Đặng Thị Kim Thoa – Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh: Đừng bao giờ ngừng lại vì phía trước luôn có con đường

– Chào cô Đặng Thị Kim Thoa, cảm ơn cô đã tham gia buổi trò chuyện ngày hôm nay. Cô đánh giá thế nào về ngành Quản trị kinh doanh tại Việt Nam? Và tương lai phát triển của ngành học này?

Cô Đặng Thị Kim Thoa: Nhắc đến xã hội hiện đại không thể nào không nói tới vai trò của kinh tế. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia quyết định phần lớn vị thế của nước đó trên trường quốc tế. Ở Việt Nam cũng vậy, kinh tế nói chung và hoạt động quản trị kinh doanh nói riêng đóng vai trò then chốt và luôn được chú trọng trong xây dựng chiến lược phát triển quốc gia.

TS. Đặng Thị Kim Thoa – Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh

Vậy do đâu mà Quản trị Kinh doanh lại có vị trí quan trọng như vậy? Nguyên nhân là vì: Hoạt động kinh doanh không đơn thuần là thu – mua một sản phẩm, mặt hàng nào đó, mà là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn với những đối tượng khác nhau. Đồng thời, nó chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế, của việc quản trị, chiến lược và nhiều yếu tố khác.

Một công ty, doanh nghiệp muốn phát triển thì hoạt động kinh doanh phải thật sự tốt và hiệu quả. Muốn vậy đòi hỏi phải người quản trị doanh nghiệp phải kiểm soát được toàn bộ các quá trình kinh doanh, tối ưu hóa được hệ thống … Ngành Quản trị Kinh doanh ra đời để đáp ứng được các yêu cầu trên. Với một hệ thống cơ sở lý luận khoa học chuyên sâu, cùng với sự đa dạng của hoạt động kinh tế, ngành Quản trị Kinh doanh là một trong những ngành phổ biến và truyền thống của thế giới.

Còn tương lai của ngành Quản trị Kinh doanh? Với 15 năm nghiên cứu và giảng dạy ngành học này, tôi có thể khẳng định rằng “Một khi còn doanh nghiệp, quản trị còn tồn tại”. Nói vậy để thấy rằng, Quản trị Kinh doanh là một ngành có “sức sống” rất mãnh liệt, hơn thế nữa ngày càng phát triển không ngừng. Tuy nhiên tùy vào từng thời kỳ, giai đoạn mà nó thể hiện ở những hoạt động và mức độ khác nhau. Chẳng hạn như trước kia, nhắc đến quản trị chúng ta thường nghĩ tới hoạt động quản lý trực tiếp. Nhưng trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc quản trị trở nên nhanh chóng và dễ dàng thông qua hệ thống quản trị từ xa.

– Theo cô, những yếu tố nào giúp sinh viên học tốt ngành Quản trị Kinh doanh?

Cô Đặng Thị Kim Thoa: Theo tôi, có hai yếu tố chi phối trình độ của người học quản trị:

Thứ nhất, đó là môi trường học tập. Mà cụ thể ở đây là nội dung chương trình đào tạo. Có thể thấy rằng, hiện nay hầu hết các trường Cao đẳng, Đại học đều đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng xây dựng được một chương trình tiêu chuẩn phù hợp với sinh viên.

Một tiết học của sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh

Yếu tố thứ hai, theo tôi cũng là yếu tố quyết định. Đó chính là năng lực tự thân của mỗi sinh viên. Năng lực ở đây không có nghĩa là trí tuệ bẩm sinh mà còn thể hiện ở hành vi, thái độ của các em. Có một câu nói rất hay thế này: “Đừng bao giờ ngừng lại vì phía trước luôn có con đường”. Cuộc sống luôn mang đến cho chúng ta những thử thách. Vượt qua thử thách để thành công, hay chán nản để thụt lùi, ranh giới ấy phụ thuộc vào bản thân mỗi chúng ta.

Đối với ngành Quản trị Kinh doanh, đây là ngành học năng động và đa dạng nội dung học tập. Do đó, đòi hỏi các em sinh viên theo học ngành này phải luôn tự tin, nhạy bén, quyết đoán và có khả năng làm việc với nhiều áp lực, cạnh tranh. Có nhiều năng lượng, tham vọng, cũng là điều cần thiết của những người làm quản trị.

Để có thể trở thành một chuyên gia hay nhà lãnh đạo tài giỏi trong ngành quản trị kinh doanh, các em cần không ngừng trau dồi tri thức và trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như:

+ Kỹ năng Xây dựng chiến lược

+ Kỹ năng thuyết trình, đàm phán

+Kỹ năng nghiên cứu, phát triển thị trường

+ Kỹ năng điều hành hệ thống kinh doanh

+ Các kỹ năng về marketing, tiếp thị

– Số lượng sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh hiện nay tương đối lớn. Vậy làm thế nào để sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội có được ưu thế cạnh tranh so với sinh viên các trường khác sau khi tốt nghiệp ngành này?

Cô Đặng Thị Kim Thoa: Ngành Quản trị Kinh doanh tại HPC được xây dựng chuẩn hóa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích năng lực, trình độ của người học. Nhờ đó mà các em sinh viên luôn được tiếp nhận các môn học phù hợp với bản thân và sẽ phát triển vững chắc qua từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, tại HPC sinh viên không chỉ được học chuyên môn mà còn được rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết. Ngoài ra, các em được học song song ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, hoặc tiếng Trung. Đây là điểm khác biệt tại HPC, đồng thời cũng là một điều kiện để các em có thể phát triển sự nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

Hiện nay, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội đã và đang là đối tác cung cấp nhân lực chất lượng cao cho nhiều công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Nhờ đó mà ngay từ năm hai các em đã có cơ hội thực tập trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và có cơ hội trở thành nhân viên của các công ty lớn.

– Cô có thể chia sẻ một số phương hướng phát triển Khoa trong thời gian tới?

Cô Đặng Thị Kim Thoa: Trước mắt, mục tiêu của khoa Quản trị Kinh doanh, đó là: Không ngừng xây dựng và củng cố chương trình đào tạo để mang đến cho sinh viên một chương trình học tập tiên tiến, có tính hội nhập cao. Thêm vào đó, Khoa sẽ chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên về mọi mặt để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Mục tiêu dài hạn: Khoa Quản trị Kinh doanh sẽ tiến hành mở rộng quy mô ngành, phối hợp đào tạo văn bằng 2 cho các em sinh viên có nguyện vọng.

Bên cạnh đó, chúng tôi dự định phát triển các câu lạc bộ về khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp, tạo sân chơi trí tuệ bổ ích cho sinh viên. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp để tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Cảm ơn TS Đặng Thị Kim Thoa. Chúc Khoa Quản trị Kinh doanh sẽ có những bước tiến thành công mang đến cho sinh viên của Khoa một môi trường học tập, phát triển bản thân tốt nhất.

tin tức liên quan

Mô hình lưu kho tự động được thiết kế nhằm tự động hóa toàn bộ quy trình từ lưu trữ...
Nhằm chung tay xoa dịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội...
Ngày 14/9/2024, những sinh viên K21 đủ điều kiện của ngành Thiết kế Đồ họa, ngành Công nghệ Thông tin...
Rạng sáng ngày 10/9 và 11/9/2024, 2 sinh viên Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Hàn Quốc, Trường Cao đẳng...
Trong đợt thi tốt nghiệp 2024, các sinh viên K21 – Khoa Điện HPC đã sáng tạo rất nhiều sản...