Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeĐọc báo cùng bạnLý do tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu

Lý do tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu

Có hai lý do chính sau đây:

Thứ nhất, sự phổ biến của tiếng Anh là kết quả của lịch sử phát triển kinh tế thế giới

Nhiều người nghĩ rằng, tiếng Anh là do người bản địa Anh tạo ra, nhưng thực tế không phải vậy. Tiếng Anh có nguồn gốc từ những chuyến di cư của các bộ tộc người Đức, họ đã băng qua biển Bắc và dần xâm chiếm nước Anh từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Những bộ tộc này sử dụng ngôn ngữ của họ được gọi là Englisc -đó là nguồn gốc của từ England và English. Tiếng Anh có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ Frisa, vốn từ vựng chịu

Tiếng Anh có lịch sử phát triển từ hơn 1.400 năm về trước. Nó có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ Frisa, chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ như German, Latinh, Rôman,…

– Tiếng Anh cổ 

Tiếng Anh cổ phát triển trong giai đoạn từ năm 450-1100, bắt nguồn từ ngôn ngữ của những kẻ xâm lược. Tiếng Anh cổ được phát âm và viết không giống như tiếng Anh hiện nay. Chính vì vậy, ngay cả những người bản địa Anh bây giờ cũng khó mà hiểu được tiếng Anh cổ. Tuy nhiên, quá nửa lượng từ tiếng Anh thông dụng ngày nay lại có nguồn gốc từ tiếng Anh cổ, chẳng hạn như: be, water, strong,…

Những kẻ xâm lược nói ngôn ngữ gần giống nhau, những ngôn ngữ này đã được người Anh phát triển, mà chúng ta gọi là Tiếng Anh cổ (Old English ). Tiếng Anh cổ được phát âm và viết không giống như Tiếng Anh hiện nay.

– Tiếng Anh trung đại 

Tiếng Anh trung đại được sử dụng từ khoảng năm 1100 – 1500. Cuối thế kỷ 11 khi người Pháp tới xâm chiếm nước Anh, tiếng Pháp đã trở thành ngôn ngữ hoàng gia được sử dụng trong tầng lớp quý tộc, thương gia. Trong khi đó, tiếng Anh chủ yếu sử dụng bởi tầng lớp thấp hèn. Mãi tới thế kỷ 14, tiếng Anh mới trở thành ngôn ngữ chính thức của đất nước này. Tuy vậy, tiếng Anh bấy giờ còn ảnh hưởng rất nhiều bởi tiếng Pháp nên vẫn khác rất nhiều so với tiếng Anh hiện nay.

– Tiếng Anh cận đại 

Tiếng Anh cận đại được xác định từ khoảng thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. Trong thời kỳ này, tiếng Anh đã có những thay đổi rõ ràng, khi quan hệ của nước Anh và các dân tộc trên thế giới ngày càng mở rộng, đã tạo nên nhiều từ mới và nhóm từ mới “gia nhập” vào ngôn ngữ này. Đặc biệt, khi máy in được phát minh, tiếng Anh trở nên phổ biến trên các tài liệu in đồng thời từng bước hoàn chỉnh về ngữ pháp và hình thức. Năm 1604, cuốn từ điển tiếng Anh đầu tiên được xuất bản.

– Tiếng Anh hiện đại

So với tiếng Anh cận đại, tiếng Anh hiện đại có thêm nhiều từ mới. Nguyên nhân là do, trước đây, nước Anh là một nước đế quốc có hệ thống thuộc địa rộng khắp thế giới. Nữ hoàng Anh từng nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”. Điều này đủ để thấy rằng tầm ảnh hưởng của quốc gia này đối với lịch sử nhân loại là rất lớn. Khi người Anh cai trị các thuộc địa, các quốc gia độc lập cũng phải mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị với nước Anh đồng thời tác động tạo nên sự phong phú của tiếng Anh. Đây cũng chính là khởi nguồn cho sự phổ biến của tiếng Anh trên thế giới ngày nay.

Thứ hai, tiếng Anh là một ngôn ngữ dễ học

Điều này có thể gây tranh cãi tùy thuộc vào người bạn đang nói chuyện. Nhưng hãy nhìn vào thực tế, tiếng Anh có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua các cuộc chiến tranh và ảnh hưởng của toàn cầu. Chính điều này tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn của tiếng Anh đối với bất kỳ quốc gia nào.

Hơn thế nữa, ngữ pháp tiếng Anh hiện đại là kết quả của sự thay đổi dần dần một ngôn từ với sự biến tấu hình thái đa dạng và cấu trúc tự do thành một ngôn ngữ mang tính phân tích, ổn định. Tiếng Anh hiện đại dựa trên những cấu trúc nhất định để diễn tả các định nghĩa, hành vi,…của con người trong trường hợp cụ thể về không gian, thời gian. Do đó, dù có sự khác biệt về giọng hay phương ngữ vùng miền, quốc gia thì người nói tiếng Anh trên thế giới có thể giao tiếp tương đối dễ dàng.

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hiện được xem là ngành sáng giá cho những bạn trẻ tìm kiếm cơ hội...
Ngày 21/2/2024, trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi làm việc với đại diện...
Đây là cơ hội mới vô cùng rộng mở cho sinh viên HPC học nghề và làm việc tại Đức.
Ngày 16/2/2024, tại Cơ sở 2 Thanh Trì, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã diễn...
Hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được chính...