Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeĐọc báo cùng bạnLý do KHÔNG NÊN CÓ cho Teen 2001 khi quyết định lựa chọn ngành nghề học tập

Lý do KHÔNG NÊN CÓ cho Teen 2001 khi quyết định lựa chọn ngành nghề học tập

Việc lựa chọn này cũng không phải dễ dàng, khi hiện nay, rất nhiều học sinh còn đang mơ hồ, mông lung về ngành học, ảo tưởng một tấm bằng tốt nghiệp với mức lương cao chót vót, mà quên mất việc lựa chọn ngành nghề phải phù hợp với bản thân, hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Và đặc biệt cho dù quyết định học ngành gì, trường nào, thì việc học phải luôn luôn được coi trọng, phát huy nhiều hơn nữa để khẳng định giá trị của bản thân.

Có thể thấy với các em học sinh vừa tốt nghiệp THPT, ở độ tuổi đó các em chưa nhiều trải nghiệm để lựa chọn ngành nghề. Cho dù có cập nhật nhiều thông tin, thì bản thân cũng chưa hoàn toàn biết được ngành nghề nào phù hợp nhất với mình, khả năng và sở thích đến đâu.

Đây là lý do (không nên có), phần lớn xuất hiện trong suy nghĩ của các em trong việc chọn ngành học:

Rằng cô bạn (cậu bạn) ngồi cạnh bàn đăng ký học ngành A, mình cũng đăng ký giống như bạn cho nhanh.

Nghe nói bạn B, lớp C đợt tới đăng ký học ngành nghệ thuật, đặt cửa vào Showbiz Việt, theo bạn thôi, mình cũng mê giới này.

Mình không hiểu mình muốn gì?. Chọn lựa hoài như vậy mệt lắm, thôi, tích bừa cho xong, thân mình đã có phụ huynh lo.

Đăng ký ngành học theo định hướng của bố mẹ, sự thành công của người thân, mà không quan tâm đến khả năng, sở thích, sở trường của mình (khác với lý do trên là phó mặc phụ huynh, lo cho gì, thì mình nhận đấy = thụ động, ỷ lại)

Anh con bác mình đang học trường này, người yêu của anh nghe nói cũng đang học cùng ở đó. Quyết thôi, học trường đó cho nhanh.

Ngành nghề A, B, C … từ trước đến nay rất nhiều người đăng ký học. Không lẽ mình lại bỏ qua ngành đó. (Hậu quả là cử nhân tốt nghiệp thất nghiệp dài dài đó)

Teen có suy nghĩ bằng đại học dễ xin việc hơn bằng cao đẳng, trung cấp (suy nghĩ này của teen rất sai lầm đó, hậu quả là cử nhân đại học chiếm tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước)

Chạy theo danh tiếng của một trường, “phó mặc số phận” với suy nghĩ chọn trường trước, chọn ngành sau. Trong khi, lẽ ra teen phải có suy nghĩ ngược lại, chọn ngành trước, chọn trường sau, để không dẫn đến tình trạng chọn nhầm nghề.

Chọn trường, chọn nghề không tính đến hoàn cảnh, kinh tế gia đình: Nhiều bạn trẻ với giấc mơ đại học cháy bỏng, sau một vài học kì, chi phí đào tạo ngày càng tăng, cộng với các chi phí sinh hoạt khác đã khiến cho nhiều gia đình không còn khả năng tài chính để đầu tư cho con cái, vì thế nhiều sinh viên phải bỏ dở việc học giữa chừng.

Teen hoàn toàn không hiểu về thị trường việc làm. Thị trường việc làm thay đổi và luôn luôn thay đổi, tuy nhiên các em chỉ mơ hồ, thậm chí không có chút kiến thức gì về vấn đề này. Khi không biết gì về thị trường việc làm, các em sẽ có tâm lý chọn bất cứ công việc gì, với hi vọng có việc làm và có thu nhập.

Cách nào giúp teen 2001 lựa chọn ngành học, trường học đúng nhất?

Các em vừa được biết những lý do có thể xảy ra với mỗi em trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân, mà nguyên nhân chính dẫn đến lựa chọn sai ngành nghề là do mỗi học sinh đều không hiểu (hoặc ít hiểu) về chính bản thân mình.

Nhiều học sinh chỉ biết một chút, hoặc không biết gì về điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, tính cách và những khả năng của bản thân các em. Chính điều này là những yếu tố quan trọng được xem xét trước khi đưa ra lựa chọn nghề nghiệp. Học sinh nên dựa vào sức học, khả năng của bản thân để lựa chọn ngành nghề, chứ không nên ảo tưởng lao theo “mác” đại học lớn, cố tạo ra thành tích ảo, thì không chỉ học sinh mà ngay cả những người làm trong ngành giáo dục và xã hội cũng gặp nhiều hệ lụy.

Ngay cả suy nghĩ việc nhàn lương cao, hoặc cứ bằng đẹp là mức lương cao chót vót của teen cũng hoàn toàn thiếu thực tế. Bởi đơn giản mọi công việc đều được đánh giá và trả lương đúng mức năng lực và bạn cần nhìn nhận vào thực tế nhu cầu tuyển dụng. Nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của người lao động qua hiệu suất công việc chứ không phải qua tấm bằng bạn có. Tất nhiên không thể phủ nhận những lợi ích của tấm bằng đẹp, ví như bạn sẽ có một bộ CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn được mặc định trả một mức lương cao.

Chính bởi vậy, để lựa chọn một ngành nghề phù hợp nhất, dựa trên năng lực bản thân, và xu thế phát triển của xã hội, teen không thể bỏ qua các “bí kíp” sau:

1. Hãy chủ động ngay hôm nay, đừng để hai chữ “thất nghiệp” hạ gục bạn.

Nhiều teen có ý nghĩ sẽ an phận vào một trường Đại học và ra trường kiểu gì cũng có việc. Nhưng đó là một cách nghĩ trì trệ! Hãy chủ động tìm kiếm cơ hội học tập, không ngừng rèn luyện các kỹ năng cần thiết, nâng cao chất lượng, uy tín của bản thân trước nhà tuyển dụng để không phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.

2. Chọn ngành trước khi chọn trường.

Trong quá trình chọn nguyện vọng thi đại học – cao đẳng, một số học sinh thường có xu hướng chọn trường trước, sau đó mới chọn ngành. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bạn cảm thấy ngành mình học không phù hợp và đứng giữa quyết định khó nhằn ở giai đoạn năm hai, năm ba: bỏ ngang ngành học để bắt đầu lại, hay gắng gượng vì nuối tiếc công sức phấn đấu suốt một thời gian dài.

Vì vậy, việc chọn ngành nên được ưu tiên thực hiện trước khi chọn trường, để hạn chế những rủi ro trong tương lai. Khi chọn ngành, bên cạnh sở thích, đam mê, học sinh nên cân nhắc các yếu tố về khả năng, sở thích cùng triển vọng của ngành nghề đó trong vòng 10 – 15 năm tới.

3. Đừng vội chọn ngành khi chưa hiểu rõ về ngành đó

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần điểm đầu vào thật cao và học ngành đúng khối thi “thế mạnh” của mình là đã nắm chắc thành công. Tuy nhiên, đó chỉ mới là bước đầu, đưa bạn chạm đến cánh cửa của trường đại học, cao đẳng, bởi sau cánh cửa đó là một hành trình học tập đòi hỏi sự nỗ lực, bứt phá, vì vậy bạn cần nắm rõ bản chất của ngành học mình theo đuổi.

4. Không nên chọn ngành học, trường học theo hiệu ứng đám đông

Tâm lý chọn ngành học, trường học theo hiệu ứng đám đông dẫn đến sự mất cân đối trong các lĩnh vực đào tạo. Đó là lý do gia tăng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học (lên đến 63%) không tìm được việc làm, hoặc chấp nhận cất bằng đi làm trái ngành, hoặc lao động phổ thông.

5. Chọn trường đào tạo đúng ngành

Khi đã chọn được ngành phù hợp, hãy thật cẩn thận trong việc chọn ngôi trường để “chọn mặt gửi vàng”. Một trong những lời khuyên của các chuyên gia dành cho các sĩ tử là nên chọn trường có thế mạnh trong lĩnh vực mà mình đã chọn.

6. Môi trường học tập cởi mở

Việc chọn trường không nên chỉ dừng ở chất lượng đào tạo hay điểm chuẩn. Để một sinh viên học tập hiệu quả, thì môi trường học tập cũng là một tiêu chí quan trọng. Một môi trường học tập, rèn luyện, hiện đại, năng động, bổ ích và thân thiện sẽ giúp sinh viên tự tin học tập, sáng tạo tốt nhất.

Cầm Thi

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hiện được xem là ngành sáng giá cho những bạn trẻ tìm kiếm cơ hội...
Ngày 21/2/2024, trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi làm việc với đại diện...
Đây là cơ hội mới vô cùng rộng mở cho sinh viên HPC học nghề và làm việc tại Đức.
Ngày 16/2/2024, tại Cơ sở 2 Thanh Trì, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã diễn...
Hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được chính...