Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeĐọc báo cùng bạnCơ hội phát triển ngành Logistics tại Việt Nam hiện nay

Cơ hội phát triển ngành Logistics tại Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh của nền kinh tế hội nhập, ngành Logistics ngày càng phát triển. Từ hoạt động gắn liền với kho vận, giao thông vận tải cho đến lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên vật liệu, luân chuyển hàng hóa, tạo nên sự liên thông trong toàn xã hội.

Bên cạnh đó, dịch vụ Logistics còn là hoạt động thương mại (bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu trữ, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng, xử lý hàng hóa hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa,…). Nếu Logistics làm tốt sẽ đảm bảo dịch vụ tốt hơn, chi phí thấp hơn nhưng lại hiệu quả hơn cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, những năm gần đây, ngành dịch vụ Logistics đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tham gia thị trường Logistics gồm khoảng 3.000 DN trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức. Hiện nay, 30 DN cung cấp dịch vụ Logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics, KMTC Logistics…

Dự báo, đến hết năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt mức 300 tỷ USD, hàng container qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 67,7 triệu TEU, do vậy, tiềm năng phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai không xa, dịch vụ cung cấp Logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước.

Để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành Logistics Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện một số chủ trương, chính sách tích cực như:

– Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII xác định, Logistics là một “ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao” và phải “hiện đại và mở rộng” dịch vụ Logistics.

– Ngày 14/2/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 200/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025.

– Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, trong đó, đề ra mục tiêu từng bước giảm chi phí Logistics xuống mức bằng khoảng 18% GDP; Cải thiện Xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (LPI) thêm 10 bậc (hiện xếp thứ 64/160)…

– Ngày 18/7/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí Logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

Kết quả sau khi triển khai các chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra cho đến nay ngành Logistics ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể:

– Hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh thúc đẩy hoạt động Logistics của nước ta ngày càng phát triển bền vững.

– Chỉ số năng lực hoạt động Logistics (LPI) của Việt Nam không ngừng gia tăng. So với năm 2016, chỉ số LPI của nước ta đã tăng 25 bậc. Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi. Đây là kết quả tốt nhất mà Việt Nam có được kể từ khi Ngân hàng Thế giới thực hiện việc xếp hạng LPI kể từ năm 2007 đến nay.

– Hạ tầng cơ sở Logistics ngày càng được cải thiện: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có những bước phát triển mạnh, theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, nhiều tuyến đường cao tốc, cầu lớn đã và đang được nâng cấp xây dựng tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.

– Nhận thức về ngành Logistics ngày càng được nâng cao: Hai năm trở lại đây, công tác phổ biến, tuyên truyền về Logistics đã được đẩy mạnh thực hiện từ cấp Trung ương đến địa phương. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo cấp Nhà nước và địa phương, ngành hàng được tổ chức để bàn các giải pháp nâng cao hiệu quả Logistics, kết nối cung – cầu trong lĩnh vực Logistics… Bên cạnh đó là sự tác động mạnh mẽ từ các phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình, diễn đàn thực tế,…).  Nhờ đó, nhận thức của các bên liên quan về định hướng, chính sách và các nội dung trong lĩnh vực Logistics ngày càng được cải thiện.

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hiện được xem là ngành sáng giá cho những bạn trẻ tìm kiếm cơ hội...
Ngày 21/2/2024, trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi làm việc với đại diện...
Đây là cơ hội mới vô cùng rộng mở cho sinh viên HPC học nghề và làm việc tại Đức.
Ngày 16/2/2024, tại Cơ sở 2 Thanh Trì, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã diễn...
Hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được chính...