Tìm hiểu về Tiếng Nhật – Ngôn ngữ hơn 130 triệu người sử dụng trên thế giới
Nguồn gốc của tiếng Nhật
Tiếng Nhật hay còn gọi là Nhật ngữ thuộc ngôn ngữ Đông Á, được sử dụng chính thức tại
Nhật Bản và những cộng đồng người Nhật trên khắp thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt tầm ảnh hưởng của tiếng Nhật ngày càng thể hiện rõ nét. Đây cũng là ngôn ngữ được nhiều bạn trẻ châu Á lựa chọn.
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của tiếng Nhật. Một số học giả cho rằng, Tiếng Nhật có quan hệ mật thiết với tiếng Tây Tạng – Miến Điện hoặc Mã Lai – Polynesia ở phương Nam. Số khác lại cho rằng, tiếng Nhật thuộc họ Ural – Altai ở phương Bắc cùng với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Triều Tiên. Cũng có ý kiến khẳng định tiếng Nhật là sự pha trộn của cả hai nguồn gốc trên.
Dù chưa xác định được chính xác nguồn gốc của tiếng Nhật nhưng chúng ta phải công nhận rằng, đây là ngôn ngữ “chắp dính” với một hệ thống từ vựng phức tạp thể hiện các quy tắc nghiêm ngặt và rành mạch.
Tiếng Nhật cổ được được biết đến chủ yếu thông qua ba tác phẩm: Cổ sự ký – Kojiki, Nhật Bản thư ký – Nihon Shoki và Vạn diệp tập – Man’yoshu. Tuy nhiên, có thể tìm thấy chứng thực về tiếng Nhật cổ từ những năm 252 trong các số liệu từ thành văn của Trung Quốc. Như vậy có thể thấy, tiếng Nhật có lịch sử phát triển khá lâu đời.
So với tiếng Nhật cổ, tiếng Nhật hiện đại có nhiều điểm khác về cách phát âm và dùng từ. Đó là kết quả tất yếu của sự kế thừa ngôn ngữ của ông cho và phát triển, biến đổi phù hợp theo thời gian. Ví dụ: Trong tiếng Nhật hiện đại, chữ を không bao giờ đứng đầu một từ hay câu, nhưng trong cổ văn thì nó được dùng như chữ お nên việc đứng đầu cụm từ, đứng đầu câu là điều bình thường.
Những nét đặc trưng của tiếng Nhật
– Từ vựng: Vốn từ vựng tiếng Nhật được chia làm nhiều lớp khác nhau, phức tạp và đa dạng. Nó được là giàu bằng cách vay mượn các ngôn ngữ khác như: tiếng Trung Quốc thời cổ, tiếng Hà Lan, Bồ Đào Nha, các ngôn ngữ phương Tây từ thời Minh Trị. Cụ thể: lớp từ gốc Hán được vay mượn chiếm đến 60% từ vựng tiếng Nhật còn lại là các ngôn ngữ ngoại lai khác (trong đó, từ vựng liên quan đến khoa học, kỹ thuật được vay mượn chủ yếu từ tiếng Anh – chiếm khoảng 60%; tiếng Pháp liên quan đến mỹ thuật; tiếng Ý liên quan đến âm nhạc, nghệ thuật,…). Việc Nhật hóa đã cho ra đời nhiều từ mới và xu hướng này đang tăng mạnh trong những năm trở lại đây.
– Ngữ pháp: Trong tiếng Nhật, trật tự câu hoàn toàn đảo lộn so với ngôn ngữ khác, vị ngữ đứng cuối câu là một nguyên tắc bất dịch. Hầu hết các ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng trợ từ và trợ động từ chứ không phải là bằng trật từ từ trong câu.
Ngữ pháp tiếng Nhật có ba loại văn tự là: Hiragana (ひらがな); Katakana (カタカナ) và Kanji (漢字 – Hán tự). Văn phạm tiếng Nhật thường được viết bởi cả ba loại văn tự trên, nhưng khi viết tên người hay tên địa danh nước ngoài thì ta sử dụng Katakana.Ngoài ba loại văn tự thường xuyên xuất hiện trong ngữ pháp tiếng Nhật ra, còn có một loại văn tự nữa là Romanji (ローマンジ). Đây là loại chữ chỉ xuất hiện trên các trang báo, sách hay khu vực ngoại quốc.
– Ngữ âm: Số lượng âm tiết trong tiếng Nhật có 120 dạng khác nhau. Mỗi âm tiết đều thể hiện bằng chữ Kana, trong đó 21 âm tiết được vay mượn từ bên ngoài. Tiếng Nhật có tất cả 5 nguyên âm: a, i, u, e, o và 12 phụ âm: k, s, t, g, z, d, n, m, h, b, p, r; một số lượng khá ít so với các ngôn ngữ khác. Ngoài ra còn có hai âm đặc biệt là âm mũi (N) và âm ngắt (Q). Trong tiếng Nhật, trọng âm cũng giữ một vị trí khá quan trọng. Trọng âm được thể hiện chủ yếu bằng độ cao khi phát âm, và nhờ có trọng âm mà nhiều từ đồng âm khác nghĩa được phân biệt. Tuy nhiên, các phương ngữ lại có sự phân bố trọng âm không giống nhau. Vì vậy, phương ngữ Tokyo đã được lấy làm ngôn ngữ chuẩn.