Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Công nghệ - Thông tinCNTT (Ứng dụng phần mềm)Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề

Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Hệ thống các quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp từng bước được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển rộng khắp, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo; chất lượng được tăng cường; xuất hiện ngày càng nhiều mô hình đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Sinh viên ngành CNTT HPC thực hành trên máy tính

Để tranh thủ thời cơ dân số vàng, đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện, triển khai có hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng ngành nghề với đa dạng các hình thức đào tạo trên cơ sở hỗ trợ của khoa học, công nghệ đảm bảo người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ… thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Phấn đấu đến năm 2030, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, đến năm 2045 tiếp cận trình độ các nước G20.

Chỉ thị cũng nhấn mạnh mối quan hệ 3 “Nhà”: Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương trong giáo dục nghề nghiệp như: liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam.

Chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương; ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương, chủ động thu hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật để đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là các trường chất lượng cao theo quy hoạch và các ngành, nghề trọng điểm đã được phê duyệt.

Rà soát, đẩy mạnh triển khai, quản lý hiệu quả các chương trình, dự án, liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Tổ chức tổng kết, đánh giá các chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020; đề xuất cho giai đoạn tiếp theo.

Đề xuất ngày “Kỹ năng lao động Việt Nam”, giải thưởng quốc gia dành cho người học tiêu biểu trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chương trình về đại sứ kỹ năng nghề; có chương trình, kế hoạch cụ thể để tôn vinh, lan tỏa những giá trị của nhân lực có kỹ năng nghề xuất sắc tới giới trẻ và xã hội.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ban ngành cần phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề. Trong đó nhấn mạnh việc xây dựng, triển khai các khung chương trình đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin cho người lao động; triển khai khung trình độ quốc gia về giáo dục nghề nghiệp,; tăng cường hệ thống đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề nghiệp quốc gia; nâng cao năng lực dự báo, thống kê ngành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội;… Tạo thuận lợi tiếp cận tín dụng, chính sách hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo, thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

tin tức liên quan

42 sinh viên đủ điều kiện ở hai ngành Thiết kế Đồ họa và Công nghệ Thông tin của Khoa...
Mô hình lưu kho tự động được thiết kế nhằm tự động hóa toàn bộ quy trình từ lưu trữ...
Nhằm chung tay xoa dịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội...
Ngày 14/9/2024, những sinh viên K21 đủ điều kiện của ngành Thiết kế Đồ họa, ngành Công nghệ Thông tin...
Rạng sáng ngày 10/9 và 11/9/2024, 2 sinh viên Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Hàn Quốc, Trường Cao đẳng...