Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, người học sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau:
1. Kiến thức
– Giải thích chính xác quy cách, tính chất của các loại vật liệu, linh kiện thường dùng trong lĩnh vực điện, điện tử.
– Mô tả được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các thiết bị điện, điện tử.
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các hệ thống điện, điện tử trong công nghiệp.
– Trình bày được phương pháp sử dụng các thiết bị đo, dụng cụ cầm tay vào nghề điện, điện tử.
– Trình bày được quy trình lắp ráp thiết bị điện, điện tử.
– Mô tả chính xác trình tự sửa chữa các thiết bị điện, điện tử.
– Trình bày được phương pháp vẽ, thiết kế, chế tạo mạch in.
– Trình bày được các phương pháp lập trình PLC, vi điều khiển vào hệ thống điện, điện tử.
– Liệt kê đầy đủ các phương pháp tính toán trong thiết kế các hệ thống điện, điện tử.
– Mô tả được quy trình vận hành, bảo trì, lắp đặt hệ thống phân phối cung cấp điện và các hệ thống điện dân dụng, công nghiệp.
– Lập được kế hoạch tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử.
– Mô tả được kế hoạch tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử.
– Liệt kê trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân trong mối quan hệ với các thành viên trong nhóm/bộ phận.
– Giải thích cách thức thực hiện công việc theo hướng thúc đẩy hợp tác với các thành viên trong nhóm đạt được mục tiêu đã đề ra.
– Liệt kê được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc.
– Trình bày được các tiêu chuẩn an toàn lao động.
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
2. Kỹ năng
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ hỗ trợ cầm tay nghề điện, điện tử.
– Đọc được chính xác các bản vẽ kỹ thuật của nghề (Bản vẽ sơ đồ lắp ráp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); liệt kê được vật tư, linh kiện cần cho mạch điện.
– Lắp ráp thuần thục các thiết bị điện, điện tử.
– Đo, kiểm tra, sửa chữa thành thạo các thiết bị điện, điện tử.
– Tính toán, thiết kế được mạch điện tử và các hệ thống hệ thống điện dân dụng, công nghiệp theo đúng yêu cầu.
– Sử dụng thuần thục các phần mềm thiết kế điện, điện tử.
-Lắp ráp các mạch điện tử đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện lắp đặt hệ thống phân phối cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng, công nghiệp và các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp.
– Vận hành thuần thục hệ thống phân phối cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng, công nghiệp và các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp.
– Lập trình vi điều khiển, PLC cho hệ thống điện, điện tử.
– Sử dụng thuần thục các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành, quản lý và tổ chức sản xuất.
– Lập được kế hoạch tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử.
– Giải đáp được các thắc mắc, từ đó lập được kế hoạch cung cấp các yêu cầu và lựa chọn được sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
– Hỗ trợ các thành viên trong nhóm hay bộ phận để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra.
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
ĐĂNG KÝ HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
Để đăng ký học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – điện tử tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội, vui lòng click và điền đầy đủ thông tin vào mẫu dưới đây:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI [HPC] TUYỂN SINH NĂM 2021
– Xét tuyển đơn giản, thủ tục nhanh chóng
– “Chắc suất” vào chuyên ngành mình yêu thích, cơ hội rộng mở hơn thay vì phụ thuộc vào điểm số của một kỳ thi duy nhất.
– Không còn áp lực với kỳ thi THPT Quốc gia
– Ngành học đa dạng, bám sát thị trường
– Cam kết 100% sinh viên chuẩn đầu ra có việc làm
– Đăng ký để trở thành sinh viên HPC tại đây.
☎ Hotline tư vấn miễn phí: 0961.224.529
———-
➤ Facebook: www.facebook.com/Caodangcongnghebachkhoahanoi
➤ Đăng ký kênh youtube: https://bom.to/IyRA4iatrY2K2