Hệ thống điện ô tô chỉ chiếm khoảng 1/4 trên tổng bộ phận của toàn xe nhưng lại có chức năng đảm bảo cho hầu hết các hoạt động của xe (khởi động, cung cấp điện, đánh lửa, phanh, lái,…). Cùng với sự phát triển của kỹ thuật, hệ thống điện ngày càng một cải tiến. Thời kỳ đầu, các ô tô sử dụng máy phát điện một chiều, cho đến nay hầu hết mọi ô tô đều sử dụng máy phát điện hai chiều với nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn.
Hệ thống điện ô tô gồm những những thành phần sau:
1. Ắc quy
Chính là nguồn sống cho các thiết bị vận hành xe hơi. Nó có nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện cho hệ thống thiết bị khởi động, đánh lửa xe hơi có thể khởi động và vận hành một cách trơn tru. Ngoài ra, ắc quy còn giúp duy trì hoạt động của các thiết bị phụ tải trong trường hợp khi máy phát điện đạt được hiệu quả tốt nhất hoặc phụ tải sử dụng dòng vượt quá dòng định mức của máy phát.
Ắc quy là loại pin có thể tái sử dụng nhiều lần. Hiện nay, hầu hết các dòng xe đều trang bị ắc quy chì và được chia làm hai loại chính là: ắc quy nước và ắc quy khô.
2. Máy khởi động
Hay còn gọi là thiết bị khởi động là một bộ phận giúp cho động cơ đốt trong của ô tô có thể bắt đầu hoạt động. Vì động cơ đốt trong không thể tự khởi động nên cần phải có một ngoại lực để khởi động nó. Máy khỏi động tạo ra ngoại lực làm quay trục khuỷu động cơ thông qua vành răng bánh đà để khởi động động cơ. Bộ khởi động có thể chạy bằng điện, khí nén hoặc thủy lực. Trong trường hợp động cơ rất lớn, bộ khởi động thậm chí có thể là một động cơ đốt trong khác.
3. Máy phát điện
Là một bộ phận nằm trong hệ thống động cơ, thuộc nhóm hệ thống điện có chức năng cung cấp điện cho toàn bộ hoạt động của xe ô tô. Máy phát điện bao gồm 3 bộ phận chính là: phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp.
Nguyên lý của máy phát điện: Sử dụng cuộc dây và nam châm làm phát sinh ra dòng điện trong cuộn dây. Sức điện động sinh ra trên cuộc dây càng lớn thì số vòng dây quấn càng nhiều và sẽ kéo theo nam châm càng mạnh và tốc độ di chuyển của nam châm càng nhanh.
4. Dây dẫn điện
Nếu như hệ thống điện là hệ thần kinh của ô tô thì dây điện chính là dây thần kinh của hệ thống đó. Dây dẫn điện ô tô có chức năng kết nối, truyền tải dòng điện giữa các thiết bị trong toàn bộ hệ thống điện ô tô.
Dây dẫn điện thường là dây đồng có bọc chất cách điện là nhựa PVC. Lớp vỏ ngoài dây dẫn thường được trang bị thêm một chất cách điện có điện trở rất lớn (1012/mm) có thể chịu được nước, xăng dầu, nhiệt độ cao. Dây dẫn điện cũng có nhiều màu sắc khác nhau để phân biệt với các dây dẫn từ hệ thống khác hoặc mỗi dòng xe cũng có kí hiệu màu sắc dây dẫn riêng biệt.
5. Rơ le và cầu chì
Rơ le và cầu chì đều có chức năng bảo vệ hệ thống điện trên ô tô. Tuy nhiên, chúng lại có điểm khác biệt như sau:
- Cầu chì là một thiết bị bảo vệ tự động làm gián đoạn mạch khi dòng điện quá cao. Nó là một thiết bị một lần chủ yếu để bảo vệ và an toàn. Nó có hai thiết bị đầu cuối thường được kết nối trong một thời gian ngắn nhưng khi được kích hoạt, thiết bị sẽ không liên tục với mạch mở gần như hoàn hảo.
- Rơle là một thiết bị cũng làm gián đoạn mạch. Nhưng nó được điều khiển bởi tín hiệu bên ngoài cần ít nhất hai thiết bị đầu cuối. Trạng thái bình thường có thể là kết nối điện nhưng cũng có thể là gián đoạn (mạch hở). Nó có thể được vận hành với số lần gần như không giới hạn, bị giới hạn bởi sự hao mòn cơ học.