Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử luôn thiếu nhân lực, đặc biệt trong các tháng cao điểm, khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Vì thế, nếu bạn là người có chuyên môn, kỹ năng tốt chắc chắn sẽ luôn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
Công việc của một Kỹ sư điện chuyên nghiệp:
- Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện, hệ thống điện.
- Thiết kế sơ đồ điện.
- Cài đặt, kiểm tra để phát hiện các vấn đề về điện.
- Hướng dẫn, đào tạo người sử dụng các thiết bị điện.
Những tiêu chuẩn của một kỹ sư điện chuyên nghiệp:
– Về kiến thức:
Nắm vững nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện; kiến thức về các thiết bị điều khiển và cảnh báo; biết rõ cấu tạo của nguồn điện, đọc được các sơ đồ điện; hiểu biết về các quy tắc an toàn sử dụng điện,…
– Về kỹ năng:
Để công việc hoàn thành suôn sẻ, nhanh chóng ngoài những kiến thức chuyên môn người thợ điện chuyên nghiệp cần có những kỹ năng cần thiết như:
Có khả năng phân tích: Công việc của người thợ điện thường xuyên phải đọc, thiết kế sơ đồ điện; tài liệu kỹ thuật điện. Do đó, khả năng phân tích là kỹ năng mà bất kỳ thợ điện nào cũng cần trau dồi, rèn luyện.
Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử HPC
Cẩn thận, tỉ mỉ: Để đảm bảo an toàn, Nghề điện rất cần sự cẩn trọng, tuân thủ các quy tắc an toàn điện. Vì thế, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất trong công việc người thợ điện cũng cần phải chú tâm, tránh rủi ro.
Chăm chỉ học hỏi: Bất kể nghề nào muốn phát triển cũng cần tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức và nghề thợ điện cũng không nằm ngoài số đó. Có nhiều cách để bổ sung kiến thức giúp thợ điện có thể bổ sung kiến thức của mình như: học qua sách vở, học qua thực tế công việc, học hỏi kinh nghiệm, lời khuyên của những chuyên gia trong ngành.
Một số vị trí công việc ứng với nghề thợ điện có thể kể tới như:
- Kỹ sư điện dân dụng
- Kỹ sư điện công nghiệp
- Kỹ sư điện nước
- Kỹ sư điện kỹ thuật
- Kỹ sư điện bảo trì
- Kỹ sư điện ô tô
- Kỹ sư điện cao cấp