Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Ngôn ngữ AnhHọc nhanh – Nhớ lâu cùng MINDMAP

Học nhanh – Nhớ lâu cùng MINDMAP

Một tiết học của sinh viên ngành Tiếng Anh HPC

Mindmap là gì?

Mindmap có nghĩa là sơ đồ tư duy. Đây là phương pháp được đưa ra như một phương tiện hữu ích để tận dụng khả năng ghi nhận và lưu giữ hình ảnh của bộ não. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối.

Sơ đồ tư duy là 1 công cụ quản lý thông tin nhìn bằng mắt giúp chúng ta cơ cấu, tổ chức, ghi nhớ, sắp xếp, động não và học thông tin theo 1 cách được chuyên môn hóa cao.

Ví dụ: Thay vì học từ vựng theo cách truyền thống, chia làm ba cột từ – phát âm – nghĩa tiếng Việt (cheek – chek – má) , bạn dùng giản đồ ý dưới dạng hình ảnh khuôn mặt, với cách thức biểu thị đối tượng hai chiều.

Lợi ích của sơ đồ tư duy

Với ưu điểm bắt mắt, dễ nhìn, dễ nắm bắt, có khả năng kích thích hứng thú học tập, khả năng sáng tạo cũng như phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não và hình thành tư duy logic, sơ đồ tư duy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống chứ không chỉ trong việc học tiếng Anh.

Sơ đồ tư duy cũng là một tấm bản đồ tuyệt vời cho trí nhớ, cho phép con người trình bày nội dung, ý tưởng theo phong cách riêng của mình, từ đó tác động lên não bộ một cách tự nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ nhớ và được gợi nhớ là thông tin một cách hiệu quả và dễ dàng.

Cách làm sơ đồ tư duy

– Nguyên tắc vẽ sơ đồ tư duy

Làm sơ đồ tư duy rất dễ, tuy nhiên bạn nên áp dụng các nguyên tắc sau để tạo ra sơ đồ khoa học nhất nhé!

  • Sử dụng từ khóa để viết, những cụm từ ngắn cũng có hiệu quả.
  • Sử dụng biểu tượng để phân loại các loại ý nghĩ và ý tưởng khác nhau – Sử dụng từ khóa để viết, những cụm từ ngắn cũng có hiệu quả.
  •  – Giãn dòng hợp lý giữa những chủ đề để phân tách nội dung
  • Sử dụng các mũi tên đa chiều với nhiều màu sắc, kích thước, phong cách.
  • Sử dụng mật mã để giúp thu hút sự chú ý của bạn vào những khu vực cụ thể trong sơ đồ.
  • Vẽ đường biên để thu hút sự chú ý vào những nhánh cụ thể.
  • Sử dụng số thứ tự, danh sách, chữ cái (viết hoa, viết thường) trong sơ đồ tư duy.
Ví dụ về sơ đồ tư duy

– Cách vẽ sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích và số lượng nội dung trong chủ đề bạn muốn “chuyển tải”. Nếu bạn mới bắt đầu tập tành với cách học này thì hãy làm theo chỉ dẫn dưới đây nhé!

Bước 1: Lấy 1 tờ giấy A4 không dòng kẻ – dễ nhìn và dễ lưu trữ.

Bước 2: Xác định chủ đề và các nội dung chi tiết trong chủ đề theo từng cấp bậc

Bước 3: Tiến hành triển khai + Vẽ chủ đề – nội dung bậc 1 tại vị trí trung tâm, chẳng hạn dùng hình tròn để biểu thị + Vẽ tiếp các nhánh bậc 2, bậc 3,…

Bước 4: Trang trí hoặc tô màu cho sơ đồ thêm nổi bật (lưu ý tô màu giống nhau với các nội dung cùng bậc). Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nhiều cách vẽ sơ đồ tư duy trên Mindmup.com. Chúc các bạn thành công!

tin tức liên quan

Đã từng là một tân sinh viên “mất gốc” hoàn toàn tiếng anh, cô bạn Lương Phương Anh đến từ...
Có tư duy hướng ngoại là một lợi thế Ngành tiếng Anh sẽ phù hợp với những bạn trẻ năng...
Ngành ngôn ngữ Anh đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hoá Anh và những kiến thức về lịch...
Thực tế cho thấy, ngôn ngữ Anh là “tiếng mẹ đẻ” của hơn 500 triệu người, ngôn ngữ thứ hai...
Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Anh, người học sẽ được trang bị những kiến thức...