Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Công nghệ - Thông tinCơ sở lập trình – Nền móng phát triển chuyên ngành của sinh viên Lập trình máy tính

Cơ sở lập trình – Nền móng phát triển chuyên ngành của sinh viên Lập trình máy tính

Để làm được điều đó không thể thiếu bàn tay của các lập trình viên chuyên nghiệp.

Thầy Trần Xuân Thanh – Giảng viên HPC

Để trở thành một chuyên gia lập trình, trước hết sinh viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản của ngành học. Tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội, ngay từ năm đầu tiên, sinh viên đã được đào tạo bài bản các kiến thức nền tảng của chuyên ngành Lập trình máy tính. Trong đó, môn cơ sở lập trình chính là nội dung không thể thiếu để sinh viên phát triển ngành học của mình.

“Cơ sở lập trình là một trong những môn học nền tảng của chuyên ngành Lập trình máy tính. Môn học này cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản và toàn diện về ngôn ngữ lập trình. Mục tiêu chính của môn Cơ sở lập trình là giúp sinh viên hình thành tư duy lập trình, nắm vững phương pháp giải quyết bài toán thông qua các ngôn ngữ lập trình” – Thầy Trần Xuân Thanh – Giảng viên HPC chia sẻ.

– Thầy có thể mô tả cụ thể hơn về môn học này?

Thầy Trần Xuân Thanh: Môn cơ sở lập trình nằm trong nội dung kiến thức cơ sở ngành của sinh viên chuyên ngành Lập trình máy tính. Tất cả sinh viên đều phải nắm vững kiến thức môn học này mới có thể học tiếp lên cao. Sau khi hoàn thành môn học này, sinh viên sẽ có đủ những kiến thức cần thiết để theo học những học phần tiếp theo về lập trình, như: Lập trình hướng đối tượng, Lập trình nâng cao, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình web, Lập trình ứng dụng trong quản lý,… những môn học thuộc chương trình khung của chuyên ngành.

Một tiết học của sinh viên lớp K20.PR01 – chuyên ngành lập trình máy tính

– Thầy có thể chia sẻ những phương pháp giảng dạy mà nhà trường đang áp dụng để giúp sinh viên học tốt môn cơ sở lập trình nói riêng và chuyên ngành lập trình máy tính nói chung?

Thầy Trần Xuân Thanh: Đặc trưng của những người làm nghề lập trình là làm việc hầu hết trên máy tính. Xuất phát từ điều này nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo khoa học kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành nhằm giúp sinh viên tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng một cách tối đa (trong đó, tỷ lệ thực hành chiếm 70% chương trình học). Để sinh viên có nhiều hứng thú, học tập hiệu quả chúng tôi áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng,phong phú, bố trí nội dung bài giảng một cách khoa học và tạo điều kiện để sinh viên làm chủ quá trình trau dồi tri thức của bản thân. Ví dụ như: giao bài tập thực hành, thuyết trình, làm việc nhóm,…

– Theo thầy, sinh viên cần làm gì để phát huy tính chủ động trong học tập?

Thầy Trần Xuân Thanh: Chủ động trong học tập là điều rất cần thiết và nên được phát triển đối với mỗi sinh viên. Sự chủ động sẽ giúp các em tự tin và mở rộng thêm nhiều tri thức. Tôi luôn khuyến khích sinh viên phát biểu, đóng góp ý kiến, tham luận về các vấn đề trong học tập. Thêm vào đó, ngoài giờ học trên lớp, các em nên dành nhiều thời gian cho việc tự học thông qua các sách báo chuyên ngành hay các trang web hướng dẫn về lập trình. Nhìn chung, sinh viên chuyên ngành Lập trình máy tính tại HPC khá năng động, vì vậy tôi tin rằng với sự nỗ lực chăm chỉ từng ngày các em sẽ gặt hái được nhiều thành quả trong tương lai.

Cảm ơn thầy về cuộc trò chuyện thú vị này!

tin tức liên quan

Đại học Mỹ thuật Công nghiệp tham quan và trao đổi về cơ hội hợp tác với Trường Cao đẳng...
Sinh viên năm nhất ngành Thiết kế đồ họa HPC sẽ được học và thực hành bộ môn Hình họa...
(Chia sẻ của Nguyễn Thu Nga, lớp 1621TKH01 – sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa HPC ) Ngày sinh...
42 sinh viên đủ điều kiện ở hai ngành Thiết kế Đồ họa và Công nghệ Thông tin của Khoa...
Ngày 14/9/2024, những sinh viên K21 đủ điều kiện của ngành Thiết kế Đồ họa, ngành Công nghệ Thông tin...