Nếu sử dụng một thuật ngữ toán học để phân biệt ta có thể nó rằng Thiết kế đồ họa chính là tập con của Truyền thông đa phương tiện. Ngược lại, Thiết kế đồ họa là nền tảng cơ bản, bước khởi đầu để khám phá về Truyền thông đa phương tiện. Bởi lẽ, muốn trở thành một chuyên gia Truyền thông đa phương tiện trước tiên bạn cần am hiểu lý thuyết căn bản thiết kế đồ họa, bố cục, nghệ thuật chữ, các chất liệu cơ bản về điểm, nét, hình, khoảng trắng, màu sắc, về thị giác hình ảnh, vật liệu.
Truyền thông đa phương tiện hay còn được biết đến với tên Mỹ thuật đa phương tiện là ngành học ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động truyền thông, giáo dục, giải trí,… Chẳng hạn như: thiết kế các trò chơi điện tử, website; biên tập âm thanh, hình ảnh 2D, 3D; dựng phim, video clips, quảng cáo truyền hình.
Có thể nói truyền thông đa phương tiện là một lĩnh vực rộng lớn thể hiện trên nhiều môi trường khác nhau như: máy tính, TV, rạp chiếu phim hay thậm chí là một buổi trình diễn thực tế.
Nếu như truyền thông đa phương tiện là “một thế giới động” (hình ảnh, âm thanh, đồ họa động) thì Thiết kế đồ họa chính là “thế giới tĩnh” trên mặt phẳng 2D, dựa trên sự bố trí, sáng tạo, xử lý hình ảnh của người thiết kế để tạo ra các file kỹ thuật số dùng để in trên mặt phẳng.
Các sản phẩm thiết kế đồ họa cũng rất đa dạng, gần gũi mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong đời sống hàng này như: hình ảnh trên những chiếc áo thun ngộ nghĩnh; trong các tờ tạp chí, biển quảng cáo, túi xách,…
Còn rất nhiều điều bạn có thể khám phá về ngành Truyền thông đa phương tiện và Thiết kế đồ họa. Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được những nét cơ bản của hai ngành học này.