Hàng hóa được sản xuất để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người càng có nhiều đòi hỏi đa dạng về hàng hóa. Do đó, việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác là một hoạt động thiết yếu trong chuỗi cung ứng. Trong khi đó, mỗi loại hàng hóa lại có những tính chất, đặc thù khác nhau. Để đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển thì việc phân loại là điều vô cùng quan trọng. Đối với hàng hóa trong vận tải biển chúng ta có thể phân loại theo một số cách sau đây:
– Dựa trên tính chất lý – hóa của hàng hóa
+ Nhóm hàng có tính chất xâm thực, tính hút và tỏa ẩm, tỏa mùi, bay bụi,… Ví dụ: lông vũ; hải sản.
+ Nhóm hàng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường. Ví dụ: Thuốc lá, hồ tiêu, cà phê, trà,…
+ Nhóm hàng trung tính (ít chịu tác động của môi trường và không gây tác động xấu tới các hàng hóa khác). Ví dụ; Sắt thép, máy móc.
– Dựa trên phương thức vận tải
+ Hàng bách hóa: Là các hàng hóa tính theo đơn chiếc thường được đóng trong các bao, kiện, thùng với nhiều hình dạng bao bì khác nhau. Loại hàng này vận chuyển phổ biến bởi các tàu container.
+ Hàng chở xô: Là các loại hàng có khối lượng lớn thường được xác định theo phương pháp đo mớn nước. Ví dụ; than, quặng, ngũ cốc,..
+ Hàng vận chuyển có tính chất đặc biệt: Đây là các hàng hóa đòi hỏi điều kiện bảo quản nghiêm ngặt nếu không rất dễ gây nguy hiểm cho tàu. Ví dụ: xăng, dầu, thủy ngân.
– Dựa trên kỹ thuật xếp, dỡ
+ Nhóm hàng sử dụng bơm. Ví dụ: khí hóa lỏng.
+ Nhóm hàng sử dụng cần trục với công cụ xếp dỡ. Ví dụ: kiện, hòm, thùng gỗ.
+ Nhóm hàng sử dụng cầu ngoạm kết hợp băng chuyền. Ví dụ: hàng đổ đống, hàng rời.
+ Nhóm hàng sử dụng trục nổi. Ví dụ; hàng siêu trọng tải.
– Dựa trên phương pháp và kỹ thuật bảo quản
+ Nhóm hàng bảo quản ngoài bãi.
+ Nhóm hàng bảo quản trong kho kín.
+ Nhóm hàng bảo quản trong kho bán lạnh