1. Chip bán dẫn là gì?
Chip, còn được gọi là vi mạch hoặc mạch tích hợp (IC), dùng để chỉ một tấm wafer silicon chứa một mạch tích hợp, có kích thước nhỏ và thường là một phần của máy tính hoặc thiết bị điện tử khác.
Chip bán dẫn hoặc “mạch tích hợp chất bán dẫn” là tập hợp các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và linh kiện điện tử thụ động được kết nối với nhau, để thực hiện được một chức năng xác định của một linh kiện phức hợp. Điểm nổi bật của chip bán dẫn là kích thước nhỏ gọn nhưng có khả năng thực hiện nhiều chức năng.
Cấu tạo của chip bán dẫn gồm thành phần điện tử như: tinh thể silicon (cho phép dòng điện chạy qua và điều khiển các thành phần trong chip), Transistor (thiết bị bán dẫn cho phép kiểm soát và điều chỉnh dòng điện), Diode (cho phép dòng điện chảy qua một hướng), Capacitor (Cung cấp năng lượng tạm thời, làm bộ lọc tín hiệu), Resistor (giới hạn lưu lượng dòng điện bằng cách tạo ra một điện trở cho dòng điện đi qua) và các thành phần khác như mạch logic, mạch nhớ, đường dẫn kết nối giữa các thành phần,…
2. Ứng dụng và vị thế của ngành chip bán dẫn
Lần đầu ra mắt vào năm 1961, chip bán dẫn đã tạo ra những thay đổi đáng kể trên nhiều lĩnh vực được coi là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Ứng dụng của chip bán dẫn rộng lớn trong nhiều lĩnh vực công nghệ và thông tin, từ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ, đến điện tử tiêu thụ ít năng lượng, viễn thông, máy tính cá nhân, điện thoại di động, thiết bị di động, và nhiều ứng dụng nhúng khác. Khả năng tích hợp cao và hiệu suất ấn tượng của chip bán dẫn có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của công nghệ và cuộc sống hiện đại.
Chip và chất bán dẫn đóng đồng thời cũng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế, góp phần chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Những ứng dụng của chip bán dẫn trong y tế có thể kể đến: thiết bị chẩn đoán hình ảnh (Máy chụp X-quang, máy chụp cộng hưởng từ MRI, Máy chụp cắt lớp vi tính (CT)), Thiết bị điều trị (Máy tạo nhịp tim, Máy lọc máu, Robot phẫu thuật),…
Có thể nói, chip bán dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến hàng loạt các ngành công nghiệp sản xuất, từ đó có vai trò quyết định sức mạnh kinh tế.Từ đây, nhiều quốc gia bắt đầu thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ trên thế giới. Bên cạnh hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, thị phần chất bán dẫn đang nghiêng về châu Á với sự tham gia của các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
3. Cơ hội việc làm của người học ngành chip và chất bán dẫn
Ngành công nghiệp chip và chất bán dẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành chip và chất bán dẫn có cơ hội việc làm rất rộng mở với mức lương cao và nhiều cơ hội phát triển.
Sinh viên ngành chip và chất bán có thể tìm kiếm cơ hội việc làm trong các lĩnh vực: nghiên cứu và phát triển (nghiên cứu và phát triển các công nghệ chip mới, thiết kế và thử nghiệm chip), sản xuất (sản xuất wafer, đóng gói và kiểm tra), thiết kế (thiết kế các hệ thống điện tử sử dụng chip, điện thoại thông minh, máy tính và xe điện), kinh doanh, giáo dục.
Đặc biệt, sinh viên theo học chương trình đào tạo kỹ sư quốc tế ngành Chip và chất bán dẫn của trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội sẽ được giới thiệu việc làm tại Tân Trúc – thung lũng silicon của Đài Loan hoặc IB Tech – tập đoàn đối tác của HPC tại Hàn Quốc. Khi trở về nước, sinh viên cũng dễ dàng tìm kiếm việc làm tại các tập đoàn Intel, Renesas, Marvell, Applied Micro,…
Để tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo kỹ sư quốc tế ngành Chip và chất bán dẫn:
Đăng ký ngay: https://tuyensinh.bachkhoahanoi.edu.vn/
Hotline: 0961.224.529