Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeChương trình đào tạo đặc biệtSự khác biệt giữa chương trình Thực tập sinh kỹ năng và Visa Kỹ năng đặc định tại Nhật Bản

Sự khác biệt giữa chương trình Thực tập sinh kỹ năng và Visa Kỹ năng đặc định tại Nhật Bản

Tuy nhiên, ngày 01-7-2019, tại Tokyo, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Yamashi Takashi đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình “Lao động kỹ năng đặc định”.

Đây là chương trình mới có nhiều ưu thế dành cho người lao động.

Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để phân biệt chương trình thực tập sinh kỹ năng và chương trình visa kỹ năng đặc định:

1. Thực tập sinh kỹ năng

Chương trình Thực tập sinh kỹ năng ra đời với mục đích đào tạo nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp của Nhật Bản thông qua việc chuyển giao kiến thức, kỹ thuật, về các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho các nước. Hiểu một cách đơn giản, đây là chương trình giúp thực tập sinh sử dụng những kỹ năng mà mình được học tập và thành thạo để áp dụng vào công việc thực tế tại Nhật Bản với mối quan hệ chủ – thợ.

Điều kiện tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản

– Đối tượng tham gia:

  • Độ tuổi từ 18 -40 tuổi
  • Nam cao 1m6 trở lên, nặng trên 50 kg; Nữ cao tối thiểu 1m48 trở lên, nặng trên 40kg
  • Không có tiền án, tiền sự

– Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cấp 2 trở lên

Tư cách lưu trú: Người lao động sang Nhật với tư cách Thực tập sinh kỹ năng đi học tập, làm việc, nâng cao tay nghề, kỹ thuật trong các nhà máy tại Nhật.

Thời gian lưu trú: Từ 1 đến 3 năm

Yêu cầu: Không yêu cầu kinh nghiệm và tiếng Nhật trước khi tham gia chương trình.

Quyền lợi:

  • Được hưởng mức lương từ 25 -35 triệu đồng/ tháng (chưa kể tăng ca).
  • Không được thay đổi công ty trong suốt thời gian thực tập.

Lưu ý:

  • Thực tập sinh không được bảo lãnh người thân sang Nhật.
  • Chương trình thực tập 1 năm: Chỉ được tham gia một lần.
  • Chương trình thực tập 3 năm: Có thể gia hạn thêm 2 năm, nếu đậu kỳ thi tay nghề tại  Nhật và có công ty tiếp nhận làm việc.

2. Chương trình Visa kỹ năng đặc định

Visa kỹ năng đặc định là một dạng Visa mới được Chính phủ Nhật Bản ban hành từ tháng 4/2019, nhằm giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao động của Nhật Bản. Nghĩa là người lao động nước ngoài sẽ đến Nhật Bản làm việc và hưởng chế độ lương, cùng các quyền lợi khác như người bản xứ.

Mức lương mà lao động sẽ nhận được khi chuyển sang Visa kỹ năng đặc định sẽ cao hơn rất nhiều, có thể ngang bằng với người Nhật trong cùng một ngành nghề chuyên môn, ( lương từ 40 – 65 triệu VNĐ/tháng).

Visa kỹ năng đặc định gồm hai loại: Visa kỹ năng đặc định số 1 và Visa kỹ năng đặc định số 2.

Điều kiện tham gia chương trình kỹ năng đặc định tại Nhật Bản

Theo quy định của bản ghi nhớ hợp tác (MOC), phía Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động “kỹ năng đặc định” người Việt sau khi người lao động đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật Việt Nam. Đồng thời có tên trong “Danh sách xác nhận” được cấp bởi Bộ LĐTBXH Việt Nam, gồm:

– Những công dân Việt Nam đang cư trú ở Nhật Bản đã được cơ quan tiếp nhận lao động tuyển dụng trực tiếp, bao gồm các đối tượng sau:

+ Những người được miễn các kỳ kiểm tra và thi, gồm Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản số 2 hoặc số 3.

+ Du học sinh đã tốt nghiệp ít nhất khóa học 2 năm của các trường ở Nhật Bản và thi đỗ các kỳ kiểm tra kỹ năng nghề và tiếng Nhật.

– Những lao động được phái cử bởi các tổ chức, doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH Việt Nam cho phép đưa lao động kỹ năng đặc định đi làm việc tại Nhật Bản.

Tư cách lưu trú: Người lao động sang Nhật với tư cách đi lao động có thời hạn, làm việc trong các nhà máy, công ty tại Nhật.

Thời gian lưu trú: 5 năm – đối với Visa kỹ năng đặc định số 1; Đối với Visa đặc định số 2, không giới hạn thời gian lưu trú, đồng thời được bảo lãnh gia đình, người thân.

Yêu cầu: Đạt kỳ thi kỹ năng chuyên môn và năng lực tiếng Nhật theo quy định.

Ngành nghề tiếp nhận: 

– 14 ngành nghề (đối với Visa kỹ năng đặc định số 1), gồm: Xây dựng; Điều dưỡng; Đóng tàu; Làm sạch tòa nhà; Bảo dưỡng xe ô tô; Nông nghiệp; Hàng không; Ngư nghiệp; Khách sạn; Nhà hàng; Chế biến thực phẩm; Gia công chế tạo công nghiệp; Sản xuất máy công nghiệp; Các ngành liên quan điện – điện tử – viễn thông.

– 2 ngành nghề (đối với Visa kỹ năng đặc định số 2), gồm: Xây dựng; Đóng tàu.

Quyền lợi:

  • Được hưởng lương tương đương với người Nhật cùng một trình độ trong ngành nghề đó.
  • Được hưởng các chế độ lương, phúc lợi tương tự như người bản xứ.
  • Có thể thay đổi công ty làm việc
  • Được bảo lãnh người thân sang Nhật Bản.
  • Được phép gia hạn visa và đưa gia đình lưu trú dài hạn tại Nhật Bản.

tin tức liên quan

HỘI THAO QUỐC PHÒNG AN NINH KHÓA 22: Thước phim của “thanh xuân rực rỡ” hòa cùng tình yêu đất...
Sinh viên Marketing HPC – Một ngày đi học, cả kho kỹ năng! Vừa qua, để chuẩn bị kết thúc...
HPC’ers đi thực tập tại LG Display Việt Nam Hải Phòng 3 tháng đã diễn ra thành công tốt đẹp...
Sinh viên HPC trong kỳ thi cuối kỳ I năm học 2024 – 2025 của Khóa 22 Khoa Ngôn ngữ...
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp tham quan và trao đổi về cơ hội hợp tác với Trường Cao đẳng...