Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeTin tứcKinh nghiệm luyện nghe tiếng Hàn của một giáo viên nhà trường

Kinh nghiệm luyện nghe tiếng Hàn của một giáo viên nhà trường

Có thể nói, nghe là một kĩ năng không thể thiếu và rất cần thiết đối với những người đang và đã học ngoai ngữ. Việc giáo viên ngoai ngữ khi dạy một môn ngoại ngữ nào đó cho đối tượng học sinh là người bản địa hay người nước ngoài mà giờ học nghe học tốt thì đồng nghia với việc giờ học nói cũng sẽ tốt. Nội dung giờ nghe có thể tiến hành theo các bước sau:

– Bước1: Cho học sinh nghe toàn bộ nội dung (từ, câu, hội thoai hay câu chuyện,…) từ 1~2 lần (tùy vào nội dung nghe là dễ hay khó). Chú ý cần phải chỉnh âm lượng cho phù hợp với số lượng học sinh cũng như không gian phòng học.

Nếu phòng học ở gần nơi có âm thanh của xe cộ hay có tiếng ồn,… giáo viên cần phải đóng tất cả cửa phòng học để có thể tránh hoặc làm giảm tiếng ồn đó. Như vậy học sinh mới có thể nghe được một cách chính xác hơn. Trong lúc cho học sinh nghe giáo viên cũng cần phải tập chung nghe để chọn ra được đáp án chính

– Bước2: Sau khi đã tiến hành cho học sinh nghe từ 1~2 lần giáo viên nên hỏi lại học sinh (từ học sinh yếu, học sinh trung bình đến học sinh khá, giỏi) xem có cần phải cho nghe lại câu nào hay đoạn hội thoaị nào không? (bởi vì trong một lớp học sự tiếp thu của mỗi học sinh thường không giống nhau cũng như trình độ của các học sinh trong lớp thường có sự chênh lệch.

Điều này thường gặp ở những lớp có số học sinh đông). Nếu khi có số đông học sinh có yêu cầu được nghe lại câu/ nội dung đó giáo viên cần nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của học sinh. Nếu số đông học sinh không có yêu cầu giáo viên cho nghe lại thì giáo viên có thể tiến hành bước tiếp theo.

– Bước3: (xác nhận lại nội dung nghe/ xác nhận đáp án): Trước khi xác nhận lại đáp án của nội dung nghe giáo viên nên hỏi học sinh kết qủa/ đáp án xem kết quả/ đáp án của học sinh đưa ra có trùng với đáp án của giáo viên không. Qua đó giáo viên sẽ đánh giá được khả năng nghe của từng học sinh một cách chính xác hơn.

Sau đó giáo viên cho nghe để xác nhận xem đáp án của học sinh nghe được là đúng hay không đúng. Lúc này nên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung nghe (từ, câu nghe được)và nói ý nghĩa của nội dung nghe được, làm như vậy học sinh có thể bắt chước được cách đọc, cách diễn cảm, cách biểu hiện trong từng từ, từng câu, từng tình huống,…v…v. Qua đó sẽ giúp cho học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Đối với những từ, câu khó mà học sinh không nghe được hoặc nghe không chính xác thì giáo viên cần phải cho nghe nhắc lại nhiều lần, nếu học sinh vẫn không nghe được thì lúc này giáo viên nghe sau đó viết từ hoặc câu đó lên bảng và giải thích từ hoặc ngữ pháp trong câu đó cho học sinh hiểu. Qua đây học sinh sẽ nhớ từ và ngữ Qua các bước luyện nghe trên sẽ giúp học sinh có khả nắng nghe hiểu cũng như khả năng giao tiếp tốt hơn.

Luyện nghe tiếng Hàn - từ kinh nghiệm của một giáo viên

◈ Tùy thuộc vào trình độ khác nhau mà người học có thể hiểu được từ, câu, nội dung hội thoại, câu chuyện để có thể lựa chọn được đáp án chính xác theo nội dung bài học cũng như sẽ hiểu nội dung trò chuyện để có câu trả lời phù hợp/ đúng hoặc đưa ra câu hỏi đúng với tình huống trong khi trò chuyện/ giao tiếp với người bản ngữ
◈ Làm quen được với cách phát âm cũng như giọng nói của người bản ngữ.
◈ Làm quen và bắt chước được ngữ điệu cũng như cách biểu hiện sắc thái tâm lý tình cảm khi giao tiếp với người bản ngữ.
◈ Người học có thể ghi nhớ hơn vốn từ và vốn ngữ pháp được học trong bài để có thể vận dụng trong khi giao tiếp.
◈ Khi luyện nghe có thể sử dụng phương tiện cho nghe là đài, đầu đĩa hoặc máy tính cá nhân,…Tùy thuộc vào trình độ của người học mà giáo viên cần chuẩn bị tài liệu nghe cho phù hợp (từ dễ đến khó) theo nội dung chương trình học (có thể là những bài luyện nghe phân biệt nguyên âm, phụ âm, phân biệt âm tiết, nghe và chọn từ nghe được, nghe và chọn đáp án phù hợp, nghe và tìm từ còn thiếu trong câu, nghe và hoàn thành hội thoại, nghe và trả lời câu hỏi,..v…v…)
◈ Tài liệu nghe: trước tiên cho nghe theo nội dung chương trình bài học đang được tiến hành. Phần luyện nghe này sẽ giúp người học hiểu sâu và kỹ hơn về nội dung bài học (cách sử dụng vốn từ và vốn ngữ pháp trong bài,..v…v…)
◈ Tài liệu tham khảo từ một số giáo trình khác như: giáo trình luyện nghe và những tài liệu có nội dung chương trình bài học tương đương với chương trình mà người học đang được học. Qua đây giúp người học có thể mở rộng được vốn từ và vốn ngữ pháp cũng như được làm quen với đa dạng giọng nói của người bản ngữ.
◈ Tuỳ thuộc vào trình độ của người học mà giáo viên có thể cho nghe một số mẩu tin ngắn như: Bản tin dự báo thời tiết, bản tin thông tin giá cả hàng ngày trên thị trường, trích đoạn ngắn trong phim,,… Qua đây người học được làm quen với đa dạng ngôn ngữ thường được sử dụng trong đời sống thường ngày.

tin tức liên quan

HỘI THAO QUỐC PHÒNG AN NINH KHÓA 22: Thước phim của “thanh xuân rực rỡ” hòa cùng tình yêu đất...
Sinh viên Marketing HPC – Một ngày đi học, cả kho kỹ năng! Vừa qua, để chuẩn bị kết thúc...
HPC’ers đi thực tập tại LG Display Việt Nam Hải Phòng 3 tháng đã diễn ra thành công tốt đẹp...
Sinh viên HPC trong kỳ thi cuối kỳ I năm học 2024 – 2025 của Khóa 22 Khoa Ngôn ngữ...
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp tham quan và trao đổi về cơ hội hợp tác với Trường Cao đẳng...