Vậy những yếu tố nào quyết định đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Tăng trưởng nhân sự
Nhân sự bao gồm tất cả những người đang làm việc tại công ty với các vị trí khác nhau. Nhân sự đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Việc dư thừa hay thiếu nhân sẽ tác động trực tiếp tới hiệu quả làm việc của doanh nghiệp đó.
Với sự đa dạng, linh hoạt cũng tính sáng tạo, tư duy nhạy bén cùng khả năng tiếp cận với các ứng dụng công nghệ hiện đại nguồn nhân sự ngày nay đã và đang góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nếu biết khai thác tối đa các điểm mạnh của nhân sự, chắc chắn doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích to lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khá nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong khâu quản lý nhân sự, đặc biệt là ở các công ty vừa và nhỏ. Nổi bật là vấn đề lương thưởng, chính sách đãi ngộ chưa phù hợp với đóng góp của nhân lực hoặc phân công công việc chưa hợp lý dẫn đến tính trạng chồng chéo, thiếu khoa học.
Để có thể ổn định vấn đề nhân sự, các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư đến việc tạo môi trường, cơ hội thăng tiến cho nhân viên, xây dựng quy trình quản lý nhân lực tinh gọn; xóa bỏ tâm lý bất ổn trong doanh nghiệp.
2. Tăng trưởng khách hàng
Khách hàng đóng vai trò trung tâm trong hoạt động kinh doanh. Họ vừa là người tiêu thụ sản phẩm vừa là người đưa ra nhận xét góp phần cải tiến sản phẩm đồng thời là một người bán hàng thầm lặng nhưng vô cùng hiệu quả.
Sự tăng trưởng của khách hàng theo thời gian là minh chứng cho sự thành công của doanh nghiệp. Một thương hiệu lớn, khẳng định sức mạnh của mình khi sở hữu lượng khách hàng phủ sóng toàn cầu. Ví dụ như: Coca cola, Iphone, Gucci,… Điều này không có nghĩa một doanh nghiệp lớn sẽ có kết quả tăng trưởng khách hàng tỷ lệ thuận với quy mô của nó. Bởi lẽ, tăng trưởng khách hàng không chỉ thể hiện qua con số khách hàng tiềm năng – khách hàng quen thuộc – khách hàng mới mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược phát triển, đối tượng hướng đến hay nguồn đầu tư cho các chiến dịch quảng bá…
3. Tăng trưởng lợi nhuận
Suy cho cùng, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất có thể. Nhưng liệu mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp đều tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận? Câu trả lời là không. Tùy vào từng thời kỳ và mục tiêu cụ thể mà mức độ tăng trưởng được đề ra khác nhau. Ví dụ: Khi doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu, họ thường đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi,… Lúc này lợi nhuận mà họ nhận được đối với cùng một sản phẩm sẽ ít hơn so với thông thường.