Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeTin tứcMô hình quản trị Holacracy – Nhân viên “làm chủ”

Mô hình quản trị Holacracy – Nhân viên “làm chủ”

Có một mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại đã và đang được áp dụng vô cùng thành công trong nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Đó chính là mô hình quản trị Holacracy. Hãy cùng tìm hiểu mô hình thú vị này qua bài viết dưới đây.

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh HPC tại talkshow “Nghề quản trị trong xu thế toàn cầu hóa”

1. Mô hình quản trị Holacracy là gì?

Công tác quản lý doanh nghiệp bao gồm mọi hoạt động về: nhân sự, bán hàng, tài chính marketing,… Holacracy là một phương pháp quản lý và điều hành phân quyền. Có thể hiểu một cách đơn giản đây là mô hình quản trị không có “manager” mà mỗi nhân viên chính là “sếp” của mình.

Chúng ta vẫn thường biết đến các triển khai hệ thống phân cấp – mệnh lệnh theo phương thức truyền thống ở hầu khắp các doanh nghiệp những năm trước đây. Các quyết định và thông tin được truyền đạt và mang tính bắt buộc được chuyển từ cấp trên đến cấp dưới một cách cứng nhắc, dẫn đến hạn chế sự phát huy sáng tạo của nhân viên. Quản trị theo mô hình Holacracy lại hoàn toàn ngược lại, sự phân cấp biến mất và thay vào đó tất cả mọi người hoàn toàn tập trung hoàn thành công việc. Chẳng hạn, các thành viên trong công ty có thể đảm nhận nhiều vị trí chức năng hoặc thành lập ra một nhóm riêng biệt tự quản lý với mục tiêu cuối cùng là đem lại lợi ích cho công ty.

Một tiết học của sinh viên ngành QTKD HPC

2. Đặc điểm của mô hình Holacracy

Bạn có thể dễ dàng phân biệt mô hình quản trị Holacracy với các mô hình quản trị khác dựa trên bốn yếu tố sau:

– Sự phân quyền: Mỗi nhóm/ phòng ban có quyền lực như nhau và tự quản lý; mọi quyết định của nhóm không có hiệu lực với các nhóm còn lại.

– Quy tắc, nội quy: Được xây dựng dựa trên nội dung công việc chứ không phải từ phía nhân sự như các mô hình thường gặp. Các quy tắc, nội quy có thể thay đổi một cách linh hoạt.

– Tính minh bạch: Mọi thành viên trong doanh nghiệp bất kể chức vụ gì cũng đều phải tuân thủ các nguyên tắc một cách rõ ràng.

– Sự linh hoạt: cách thức tổ chức có thể thay đổi thường xuyên nhờ khả năng tìm ra giải pháp nhanh chóng của các nhóm tự quản.

3. Ưu thế của mô hình Holacracy

  • Tạo cho doanh nghiệp quy trình quản lý hợp lý, phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp.
  • Tăng sự sáng tạo và tận dụng triệt để năng lực của mỗi thành viên trong doanh nghiệp.
  • Dễ dàng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức.
  • Giúp xây dựng hệ thống đánh giá, phân bổ hợp lý với sự phát triển của doanh nghiệp.

tin tức liên quan

HỘI THAO QUỐC PHÒNG AN NINH KHÓA 22: Thước phim của “thanh xuân rực rỡ” hòa cùng tình yêu đất...
Sinh viên Marketing HPC – Một ngày đi học, cả kho kỹ năng! Vừa qua, để chuẩn bị kết thúc...
HPC’ers đi thực tập tại LG Display Việt Nam Hải Phòng 3 tháng đã diễn ra thành công tốt đẹp...
Sinh viên HPC trong kỳ thi cuối kỳ I năm học 2024 – 2025 của Khóa 22 Khoa Ngôn ngữ...
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp tham quan và trao đổi về cơ hội hợp tác với Trường Cao đẳng...