Nhưng để tìm kiếm được công việc mơ ước một cách thuận lợi, bạn hãy tham khảo những lời khuyên sau đây:
1. Hãy khơi dậy giấc mơ khởi nghiệp từ khi ngồi trên ghế nhà trường
Lao động là đòi hỏi tất yếu của con người để giải quyết các nhu cầu vật chất, tinh thần trong cuộc sống. Còn mục đích của học tập là bồi đắp, tạo cơ sở để chúng ta lựa chọn hình thức lao động cho bản thân sau này.
Có người học vì đam mê, cũng không ít người học do mong muốn của gia đình, thậm chí học vì chưa xác định được hướng đi cho bản thân mình. Nhưng dù xuất phát điểm thế nào đi chăng nữa thì kết quả sau bao tháng ngày học tập, công việc tương lai mới là điều mà mỗi người cần quan tâm hơn hết.
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng: Vì sao cùng học một thầy, cùng ngồi một lớp mà có người ra trường đã có công việc tốt; người lại mãi chật vật, loay hoay không ổn định được công việc. Quả thực có nhiều nhân tố tác động đến điều này. Nhưng may mắn hay điều gì chăng nữa cũng không tồn tại mãi. Nhân tố quan trọng nhất chính là từ bản thân bạn.
Tại sao tôi lại khuyên các bạn “Hãy khơi dậy giấc mơ khởi nghiệp từ khi ngồi trên ghế nhà trường”. Bởi nhà trường không chỉ là nơi đào tạo kiến thức, kỹ năng cho bạn mà còn là quãng thời gian để bạn chuẩn bị cho bước đi đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Nếu như ngay khi học tập bạn đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp cho mình, chắc rằng bạn sẽ phấn đấu để đạt được nó trong tương lai gần nhất, ngay sau khi tốt nghiệp.
Lúc này bạn lại hỏi: Làm thế nào để khơi dậy giấc mơ? Tôi tin rằng, các buổi định hướng nghề nghiệp mà nhà trường tổ chức vô cùng bổ ích. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh; nghiên cứu về những người thành đạt trong ngành nghề của mình. Quan trọng hơn cả, bạn chính là người lựa chọn, vì thế hãy phấn đấu không ngừng, quả ngọt luôn dành cho những người biết nỗ lực.
2. Hãy chấp nhận đi lên từ công việc của một người tập sự
Bằng cấp là yếu tố quan trọng quyết định vị trí công việc và mức lương của bạn. Nhưng đừng hiểu sai sự quan trọng của nó. Nhiều người mới ra trường lại không chịu “làm thợ”, vì nghĩ nó không xứng đáng với những gì mình được đào tạo. Đó là một suy nghĩ sai lầm khiến bạn bỏ qua nhiều cơ hội nghề nghiệp. Hãy nhìn vào thực tế, những chuyên gia hay những nhà lãnh đạo thành công đều là những người am hiểu công việc ở mọi vị trí. Nếu chỉ học trên sách vở mà không trải qua thực tế thì hỏi làm sao giải quyết được vấn đề xuất phát từ thực tế.
Khi bạn có đủ năng lực và có kinh nghiệm làm việc, nắm bắt được nhiều kỹ năng từ thực tiễn công việc, bạn sẽ càng nhiều cơ hội lựa chọn công việc với thu nhập cao.
Hãy tạo nên thói quen học đi đôi với làm, khi bạn đang là sinh viên hay đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Bởi cuộc sống luôn thay đổi, nếu không nâng cao năng lực của bản thân thì một chuyên gia cũng có thể trở thành “kẻ tập sự” bất cứ lúc nào.
Nắm trong tay ngoại ngữ là bạn đã có một nửa thành công. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn có những định hướng tốt phát triển bản thân tối đa, để mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau này. Chúc các bạn thành công!