Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Công nghệ - Thông tinCNTT (Ứng dụng phần mềm)Cơ sở dữ liệu – Nền tảng kiến thức của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin

Cơ sở dữ liệu – Nền tảng kiến thức của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin

Ngày nay, thuật ngữ Công nghệ Thông tin đã trở nên vô cùng quen thuộc. Công nghệ Thông tin đóng vai trò quan trọng kết nối con người với thế giới công nghệ. Chính vì thế mà nhu cầu nhân lực ngành này chưa bao giờ hết hot.

Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực CNTT, trước hết sinh viên cần nắm vững các kiến thức cơ sở ngành. Tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội, ngay từ năm thứ nhất, sinh viên đã được đào tạo bài bản các kiến thức nền tảng của ngành CNTT. Và môn cơ sở dữ liệu là một “hạt nhân” không thể thiếu để sinh viên CNTT phát triển ngành học của mình.

Thầy Lê Văn Phong hướng dẫn sinh viên thực hành môn Cơ sở dữ liệu

“Cơ sở dữ liệu là một hệ thống thông tin có cấu trúc, được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ nhằm thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin của người sử dụng. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta ít nhiều đều có sử dụng qua các hệ thống cơ sở dữ liệu, nhưng có thể nhiều người lại không biết về nó. Mục đích của môn cơ sở dữ liệu chính là cung cấp các kiến thức cần thiết để sinh viên hiểu rõ và biết cách tạo ra một cơ sở dữ liệu”. Thầy Lê Văn Phong, giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin HPC chia sẻ.

– Thầy có thể phân tích rõ hơn về môn học này?

Thầy Lê Văn Phong: Môn cơ sở dữ liệu là một trong ba môn học cơ sở ngành của sinh viên ngành CNTT. Bất kỳ sinh viên chuyên ngành lập trình ứng dụng hay chuyên ngành CNTT đều phải nắm vững kiến thức môn học này mới có thể học tiếp lên cao.

Đối với môn cơ sở dữ liệu nhà trường sẽ tập trung đào tạo các em các kiến thức, kỹ năng bài bản về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các đặc trưng của cơ sở dữ liệu. Sau khi kết thúc môn học, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức nền tảng trong ngành học của mình, biết cách thiết kế lược đồ quan hệ ER, mô hình dữ liệu quan hệ và các phép toán đại số quan hệ, chuẩn hóa mô hình quan hệ, cũng như biết cách để tạo ra phần mềm cơ sở dữ liệu, ví dụ như: phần mềm quản lý bán hàng, quản lý nhân viên,…

– Thầy có thể chia sẻ những phương pháp giảng dạy mà Khoa Công nghệ Thông tin đang áp dụng để giúp sinh viên học tốt môn cơ sở dữ liệu nói riêng và ngành Công nghệ Thông tin nói chung?

Thầy Lê Văn Phong: Công nghệ Thông tin là một ngành học đặc thù vì tỷ lệ thực hành chiếm đến 70% chương trình học. Về cơ sở vật chất, nhà trường có phòng máy riêng, hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Để các em sinh viên có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất, chúng tôi thực hiện phương pháp kết hợp, tức là gắn lý thuyết với thực hành, hai mảng này luôn bổ trợ cho nhau chứ không tách rời.

Bên cạnh những tiết học trên lớp, Khoa còn xây dựng trang web bài tập để sinh viên có thể tự thực hành. Được luyện tập thường xuyên sẽ giúp trình độ của các em ngày một tiến bộ. Ngoài ra, Khoa Công nghệ Thông tin thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, định hướng ngành nghề cho sinh viên, hoặc những buổi học thực tế tại các doanh nghiệp. Đây là cơ hội để các em hiểu rõ hơn về ngành học, cũng như nghề nghiệp tương lai của mình, tạo động lực để phấn đấu học tập tốt hơn nữa.

Sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin trải nghiệm buổi học thực tế tại Công ty SPi Việt Nam

– Được biết ngoài chuyên ngành chính, sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin HPC còn được đào tạo song song tiếng Nhật. Đây có phải là điểm khác biệt tạo nên sức hút của Khoa trong những năm qua không?

Thầy Lê Văn Phong: Bạn biết đấy, nhân lực có trình độ ngoại ngữ luôn là vấn đề được quan tâm trong thời đại ngày nay. Chính vì thế, không riêng sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin mà tất cả các ngành đào tạo tại HPC đều được học song song ngoại ngữ. Hiện nay, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội đang là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT. Việc học song song tiếng Nhật sẽ mang đến cho các em nhiều cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.

– Thầy đánh giá thế nào về năng lực của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin?

Thầy Lê Văn Phong: Nhìn chung, sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin khá năng động và có tư duy tốt. Nhiều em sau học kỳ I đã có thể áp dụng kiến thức được học để làm thêm tại các doanh nghiệp. Tôi tin rằng với những hành trang tri thức mà nhà trường trang bị và niềm đam mê lĩnh vực công nghệ, sinh viên HPC sẽ tiếp tục phát triển bản thân tốt hơn nữa trong tương lai.

Sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin trong một tiết học tiếng Nhật

tin tức liên quan

HỘI THAO QUỐC PHÒNG AN NINH KHÓA 22: Thước phim của “thanh xuân rực rỡ” hòa cùng tình yêu đất...
Sinh viên Marketing HPC – Một ngày đi học, cả kho kỹ năng! Vừa qua, để chuẩn bị kết thúc...
HPC’ers đi thực tập tại LG Display Việt Nam Hải Phòng 3 tháng đã diễn ra thành công tốt đẹp...
Sinh viên HPC trong kỳ thi cuối kỳ I năm học 2024 – 2025 của Khóa 22 Khoa Ngôn ngữ...
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp tham quan và trao đổi về cơ hội hợp tác với Trường Cao đẳng...