Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Công nghệ - Thông tinCNTT (Ứng dụng phần mềm)Sinh viên Phạm Thị Thảo – Lớp K18.CNTT3.01: Nếu không lao động vì đam mê, bạn sẽ chẳng khác nào một con rôbốt

Sinh viên Phạm Thị Thảo – Lớp K18.CNTT3.01: Nếu không lao động vì đam mê, bạn sẽ chẳng khác nào một con rôbốt

Sinh viên Phạm Thị Thảo – Lớp K18.CNTT.01

Thảo lớn lên ở Nghệ An – vùng quê đầy nắng và gió, những gì em trải qua cũng khắc nghiệt như thời tiết nơi đây vậy. Sinh ra trong gia đình có 6 chị em, nên từ nhỏ Thảo đã tự rèn cho mình cách sống tự lập và tiết kiệm. Sau mỗi buổi học, Thảo thường giúp mẹ làm công việc nhà, chăm sóc các em để bố mẹ tập trung vào công việc. Thế nhưng một biến cố lớn đã ập đến với gia đình em, khi bố Thảo đột nhiên bị tai biến vào 3 năm trước. Mẹ Thảo cũng đành nghỉ làm để ở nhà chăm sóc bố. Trong khi Thảo cùng các em đang ở độ tuổi ăn học, thì thu nhập của gia đình lúc này chỉ dựa vào nguồn chăn nuôi, làm vườn của mẹ là chính.

“Nhiều lúc em thấy tủi thân vì thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa. Nhưng tình yêu với gia đình bé nhỏ của mình đã giúp em vượt lên tất cả, phấn đấu học tập thật tốt để sau này có công việc ổn định phụng dưỡng cha mẹ”. – Phạm Thị Thảo tâm sự.

– Được biết, Thảo đã theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Sài Gòn trước khi đăng ký học ngành CNTT của Trường. Tại sao em lại quyết định thay đổi môi trường học tập của mình?

Phạm Thị Thảo: Hồi cấp 3 em bị hack tài khoản mạng xã hội nhưng không thể tự mình lấy lại. Từ lúc ấy em đã có một khao khát trở thành một “cao thủ công nghệ”. Thế nhưng do hoàn cảnh mà em đã theo học ở Sài Gòn. Vì kinh tế gia đình có nhiều khó khăn nên em đã trăn trở, đắn đo rất nhiều khi quyết định từ bỏ ngành mình đang học sau hơn một năm theo đuổi. Gia đình em cũng phản đối rất nhiều khi em đưa ra quyết định này. Nhưng đúng như người ta nói “Nếu không lao động vì đam mê, bạn sẽ chẳng khác nào một con robot”. Vì thế em đã quyết tâm thực hiện đam mê của mình. Em lựa chọn Khoa Công nghệ Thông tin của Trường để học tập. Và danh hiệu sinh viên có thành tích học tập xuất sắc mà em nhận được trong năm học 2018 – 2019 vừa qua, chính là cách thiết thực nhất để em chứng minh lựa chọn của mình là đúng đắn.

Mới đây nhất, ngày 5/12, em cũng trở thành một trong 2 sinh viên của Khoa vinh dự đón nhận suất học bổng “Chung tay chia sẻ” dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích học tập xuất sắc, trong chương trình “Đêm CRS Doanh nhân Hàn Quốc” năm 2019. Đây là niềm tự hào của em và gia đình. Em biết ơn Ban Giám hiệu nhà trường và các Thầy cô trong Khoa đã tin tưởng lựa chọn và trao cho em cơ hội đón nhận suất học bổng giá trị này.

– Em ấn tượng điều gì nhất ở Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội

Phạm Thị Thảo: Học tập ở Khoa CNTT của Trường, em nhận thấy chương trình học kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành. Thầy cô nhiệt tình, luôn quan tâm tới sinh viên. Vì thế mà khoảng cách thầy trò được rút ngắn, thân thiết như những người thân trong gia đình. Bản thân em trước đây là người rụt rè, ít nói, chính sự quan tâm của thầy cô mà em trở nên cởi mở, sống tích cực hơn.

– Người ta thường nói Công nghệ thông tin là ngành học dành cho nam giới, em nhận định thế nào về quan điểm này?

Phạm Thị Thảo: Đúng là ngành Công nghệ thông tin đa phần được các bạn nam lựa chọn. Nhưng với em những gì con trai làm được thì con gái cũng làm được, thậm chí là làm tốt hơn. Phải thừa nhận rằng, tư duy của các bạn nam thường nhạy bén hơn bạn nữ, tính cách cũng năng động hơn. Tuy nhiên, nữ giới thường rất chăm chỉ, tỉ mỉ, và với những phẩm chất này nếu chúng ta cố gắng rèn luyện sẽ đạt được kết quả nhất định. Em tin rằng, chỉ cần có đam mê và cháy hết mình với đam mê ấy, bạn có thể làm nên những điều tuyệt vời.

– Vừa đi học, vừa đi làm Thảo có cảm thấy áp lực?

Phạm Thị Thảo: Nói không có áp lực là không đúng. Nhưng cách bạn nhìn nhận áp lực và giải tỏa chúng như thế nào mới là điều quan trọng. Bản thân em luôn nghĩ rằng, áp lực chính là những thử thách mà cuộc sống đặt ra để cho ta chinh phục. Chỉ cần ta không ngại khó thì việc gì cũng có thể giải quyết.

– Được biết, Thảo là một sinh viên có thành tích học tập tốt ở lớp. Em làm thế nào để cân bằng giữa việc học tập và đi làm thêm?

Phạm Thị Thảo: “Học để đi làm và đi làm để học” chính là phương châm giúp em đảm bảo công việc, cũng như tiến bộ trong học tập. Hiện em đang tham gia một dự án xây dựng website dạy ngoại ngữ online. Đây cũng là công việc mà em hướng đến sau khi ra trường.

Vì chủ yếu làm trên máy tính nên em không phải di chuyển nhiều. Em thấy mình nhận được nhiều điều từ công việc làm thêm. Khi mà mình có cơ hội vận dụng các kiến thức đã học trên lớp để áp dụng vào công việc. Đồng thời nhận được những lời khuyên hữu ích để nâng cao kiến thức và cải thiện kỹ năng.

Một bí quyết mà em luôn áp dụng, đó là xây dựng sơ đồ hóa cá nhân. Lấy mục tiêu lớn nhất làm trung tâm và xây dựng các mục tiêu nhỏ để thực hiện hóa mục tiêu lớn. Em thường xây dựng mục tiêu nhỏ theo tuần để dễ dàng thực hiện và thay đổi linh hoạt theo thời gian biểu và sức khỏe của bản thân.

Công nghệ Thông tin là ngành học ứng dụng. Vì thế ngoài những giờ thực hành trên lớp, em thường tìm tòi các bài tập trên nhiều website để luyện tập. Em cũng thường xuyên đọc sách báo, tài liệu và nghiên cứu các sản phẩm công nghệ mới để nâng cao kiến thức cho bản thân. Bởi theo em, muốn làm tốt bất kỳ thứ gì, trước tiên, mình phải hiểu về nó đã.

Cảm ơn Phạm Thị Thảo về những chia sẻ rất chân thật và thú vị!. Chúc em sẽ ngày càng tỏa sáng với đam mê của mình!

tin tức liên quan

HỘI THAO QUỐC PHÒNG AN NINH KHÓA 22: Thước phim của “thanh xuân rực rỡ” hòa cùng tình yêu đất...
Sinh viên Marketing HPC – Một ngày đi học, cả kho kỹ năng! Vừa qua, để chuẩn bị kết thúc...
HPC’ers đi thực tập tại LG Display Việt Nam Hải Phòng 3 tháng đã diễn ra thành công tốt đẹp...
Sinh viên HPC trong kỳ thi cuối kỳ I năm học 2024 – 2025 của Khóa 22 Khoa Ngôn ngữ...
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp tham quan và trao đổi về cơ hội hợp tác với Trường Cao đẳng...