Sự hình thành và phát triển ngành xây dựng – Du học nghề Đức ngành xây dựng

Ngành xây dựng là một ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển nhân loại. Đây cũng được coi là một ngành "nghệ thuật sáng tạo", nên quá trình phát triển của nó vừa chịu ảnh hưởng của phương thức sản xuất lại vừa chịu ảnh hưởng của nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng trong hình thái kinh tế xã hội.

1. Nhu cầu trú ẩn, sở hữu tài sản của con người – Nguồn gốc của sự hình thành, phát triển ngành xây dựng

Ngành xây dựng phát triển ở đâu? Từ khi nào? Luôn là một dấu hỏi đối với nhân loại. Tuy không thể xác định chính xác thời gian và xuất xứ của ngành xây dựng, nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng nó hình thành từ nhu cầu tất yếu của con người về nơi ăn chốn ở và sở hữu tài sản.

Người nguyên thủy dùng cành , lá cây để xây dựng nơi ở

Nghiên cứu lịch sử phát triển loài người, chúng ta thấy rằng ngay từ thời nguyên thủy nhu cầu cư trú của con người đã được manh nha. Thời bấy giờ con người sống theo bầy đàn tại các hang động và tìm kiếm nguồn thức ăn xung quanh đó. Khi thức ăn dần cạn kiệt họ sẽ tìm kiếm nơi ở mới, và tất nhiên họ sẽ phải dọn dẹp, “thiết kế” lại tổ ấm của mình. Di chuyển, di chuyển mãi tới nhiều nơi và cuối cùng họ cũng phải tự làm cho mình nơi che mưa che nắng bằng cành cây, lá cây. Đó là những ngôi nhà đầu tiên của loài người, bắt đầu từ thiên nhiên, chẳng cần có kiến trúc, khoa học cầu kỳ. Và khi xã hội ngày càng phát triển, con người phát triển cả về số lượng và năng lực sản xuất, họ tính đến chuyện bền chắc hơn. Đó là xây dựng những căn nhà bằng đá, tương tự những hang động mà họ đã từng sinh sống.

2. Ngành xây dựng qua những thời kỳ

Thời cổ đại, khi nền văn minh đã có những bước tiến nhất định, con người bắt đầu xây dựng những công trình thế kỷ như cung điện, lâu đài nhằm mục đích phô trương, thị uy của quyền thống trị cũng như tôn giáo như: Kim tự tháp Ai Cập, Đền Parthenon Hi Lạp, quảng trường Roma, đấu trường La Mã, Vạn lý trường thành Trung Quốc,… Và cho đến ngày nay, những công trình này đã trở thành niềm tự hào, ngưỡng mộ của nhân loại khi nhiều kỹ thuật xây dựng của ông cha vẫn là một bí ẩn mà các nhà khoa học chưa tìm ra lời giải đáp.

Ở giai đoạn đầu của chế độ phong kiến đã xảy ra một số ngưng trệ nhất định trong lịch sử phát triển kiến trúc và xây dựng do sự kìm hãm của chế độ phong kiến gây ra. Về nghiên cứu khoa học ngành Xây dựng người ta bỏ vốn ít hơn so với các ngành khác, (khoảng 1 % thu nhập, trong khi đó ờ các ngành khác có thể lên tới 10% thu nhập). Người ta chỉ chú ý nghiên cứu ứng dụng và bỏ qua nghiên cứu cơ bản. Một trong những lý do chính của việc ít chú ý đến nghiên cứu khoa học là vì các sáng kiến cải tiến công nghệ xây dựng khó giữ được bí mật.

Thời kỳ kiến trúc Cận đại và Trung đại đã để lại những công trình kiến trúc xuất sắc như:  nhà thờ Rôma, Gôtich của thiên chúa giáo; nhà thờ XanhPíc – Rôm (Ý), nhà thờ Đức Bà-Paris (Pháp), cung điện Véc-Xây (Pháp), đền Angco Thom-Ăngco Vát (Cămpuchia), đền Tazơmaha – NiuĐêli (Ấn Độ), Cố cung Bắc Kinh (Trung Quốc)…

Kim tự tháp Ai Cập

Phát minh ra xi măng – Bước chuyển mình trong ngành xây dựng

Vào thế kỷ 19, ngành xây dựng thế giới đã có một bước tiến vượt trội khi một người Anh tên Joseph Aspdin lấy bằng sáng chế xi măng trên cơ sở nung một hỗn hợp 3 phần đá vôi + 1 đất sét. Một cột mốc đáng nhớ vào 1867 một người Pháp, người trồng hoa đã trồng hoa trong chiếc chậu đầu tiên bằng xi măng có lõi thép. Và bê tông cốt thép là một bước phát triển lớn của ngành xây dựng. Năm 1885, tại mỹ bang Chicago đã xây nhà cao tầng lên đến 10 tầng. 1913 cũng tại Mỹ tòa nhà Woolworth 60 tầng đã hình thành tại New York.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật ngành xây dựng đang phát triển không ngừng. Nhiều toàn nhà mọc lên mang muôn vẻ kiến trúc mới. Và chúng ta có quyền hi vọng rằng, con người sẽ ngày càng phát triển và đưa ngành xây dựng lên tầm cao mới.

3. Ngành xây dựng ở Đức

Đức nổi tiếng là một quốc gia có ngành xây dựng phát triển vào hàng bậc nhất thế giới. Nền kiến trúc xây dựng của Đức thường mang vẻ cổ kính, thơ mộng với những nét nổi bật nhờ vào trình độ cao về kỹ thuật thiết kế. Đức còn là nơi hội tụ nhiều nhà kiến trúc với các công trình nổi tiếng như: nhà thờ Aachen; lâu đài Neuschwanstein; Miniatur Wunder và cảng Hamburg; cổng thành Brandenburg; tòa nhà quốc hội Reichstag,… Với những công trình kiến trúc thiết kế độc đáo, kiến trúc Đức đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà hoạt động xây dựng trên khắp thế giới. Điều này cũng thổi bùng niềm đam mê cho những bạn trẻ sang Đức để du học ngành xây dựng.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác của HPC và Tập đoàn xây dựng BIW

4. Du học nghề Đức dành cho sinh viên HPC

Nắm bắt được nhu cầu học tập của các bạn trẻ yêu mến ngành xây dựng tại Đức, nhiều năm qua Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội đã phối hợp với các tập đoàn xây dựng nổi tiếng tại Đức như Tập đoàn xây dựng BIW CHLB Đức; Tập đoàn Avestos tổ chức chương trình “DU HỌC NGHỀ ĐỨC” để mang đến cơ hội học tập và làm việc trong môi trường hiện đại dành cho sinh viên.

Đối với sinh viên có nguyện vọng du học nghề Đức ngành xây dựng sẽ được đào tạo đạt trình độ B1 tại trường, được trang bị kiến thức, văn hóa, địa lý, đất nước, con người Đức, trang bị các kỹ năng giao tiếp, đàm phán, quản lý, làm việc nhóm… giúp sinh viên hòa nhập nhanh với môi trường làm việc chính xác, chu toàn của người Đức. Thời gian đào tạo từ 6- 9 tháng. Sau đó, sinh viên được chuyển tiếp học chuyên ngành và làm việc trong các chương trình đào tạo nghề kép tại CHLB Đức. Sinh viên tốt nghiệp bằng cao đẳng nghề của Đức.