Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeĐọc báo cùng bạnPhân biệt vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường thủy quốc tế

Phân biệt vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường thủy quốc tế

Vận tải đường thủy nội địa

Vận tải đường thủy nội địa là hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền, qua hệ thống kênh rạch, sông, biển,… của một quốc gia. Các hàng hóa được vận chuyển qua đường sông, ngòi, kênh rạch thường có khối lượng nhỏ, trung bình, ít cồng kềnh. Trong khi đó, những mặt hàng có kích thước, khối lượng lớn phù hợp với đặc điểm của ngành vận tải biển.

Vận tải đường thủy có nhiều ưu điểm như: khả năng chuyên chở cao, giá thành thấp, ít gây ô nhiễm môi trường, góp phần giảm ùn tắc giao thông,… Cùng với sự phát triển của xã hội, vận tải đường thủy nội địa ngày càng sử dụng nhiều phương tiện; công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Tại Việt Nam, vận tải đường thủy nói chung, vận tải đường thủy nội địa nói riêng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Các loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy hết sức phong phú từ các loại nông sản, thủy sản tới các hàng gia dụng hay giày dép, phân bón.

Nếu như vài chục năm về trước, các phương tiện đường thủy nội địa của chúng ta chủ yếu là mua lại từ nước ngoài hay tự sản xuất với kích thước khiêm tốn thì ngày nay công nghệ đóng tàu của Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Trong nước đã phát triển nhiều cảng biển lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân; cảng Sài Gòn,…

Sinh viên HPC trong một tiết học

Vận tải đường thủy quốc tế

Song song với sự phát triển của vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường thủy quốc tế ngày càng khẳng định vai trò cầu nối cho các hoạt động thương mại trên thế giới.

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển trải dài. Đây vừa là cơ hội phát triển kinh tế, đồng thời cũng là thách thức trong bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Hiện nay, vận tải đường thủy quốc tế của nước ta đã và đang giao lưu với nhiều cảng biển lớn của nhiều nước trên khắp các châu lục. Vốn là nước nổi tiếng về nông nghiệp, các mặt hàng nước ta xuất khẩu đi nước ngoài chủ yếu là lúa gạo, cá tra, các ba sa, cà phê, hồ tiêu. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân và phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước thường nhập khẩu các mặt hàng máy móc, linh kiện điện tử, hàng gia dụng, các sản phẩm công nghệ cao,…

Mặc dù còn nhiều khó khăn về phương tiện, kỹ thuật so với các quốc gia có nền kinh tế mạnh, nhưng với những nỗ lực không ngừng của Chính Phủ, ngành vận tải biển Việt Nam đã có những thành tựu đáng ghi nhận và ngày càng trên đà phát triển không ngừng. Tin rằng, trong tương lai nước ta sẽ trở thành một quốc gia có nền vận tải đường thủy phát triển vững mạnh.

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hiện được xem là ngành sáng giá cho những bạn trẻ tìm kiếm cơ hội...
Ngày 21/2/2024, trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi làm việc với đại diện...
Đây là cơ hội mới vô cùng rộng mở cho sinh viên HPC học nghề và làm việc tại Đức.
Ngày 16/2/2024, tại Cơ sở 2 Thanh Trì, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã diễn...
Hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được chính...