Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung QuốcNhững điều bạn cần biết về Tiếng Trung

Những điều bạn cần biết về Tiếng Trung

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Tiếng Trung. Cùng theo dõi nhé!

Mức độ phổ biến của Tiếng Trung

Tiếng Trung là tên gọi chung của tiếng Phổ thông Trung Quốc. Tiếng Trung lấy ngôn ngữ của người Hán (dân tộc đa số của Trung Quốc) làm chuẩn.

Hiện nay, Tiếng Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng trên trường quốc tế, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền văn hóa và kinh tế trên toàn thế giới. Cùng với Tiếng Anh, Tiếng Trung đang trở thành hai ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Không chỉ vậy, Tiếng Trung còn là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc.

Ở Việt Nam, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20, người ta đã tìm đến tiếng Trung như một ngoại ngữ đầy tiềm năng. Với nhiều nét tương đồng về văn hóa và sự phát triển không ngừng về mọi mặt trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc, ngày càng có nhiều bạn trẻ theo học ngôn ngữ này.

Tiếng Trung và chữ Hán có khác nhau không?

Nhiều người thường thắc mắc Tiếng Trung và chữ Hán giống hay khác nhau? Thực chất, tất cả tiếng Trung được tạo thành bởi chữ Hán. Trong chữ Hán có 2 loại: Từ giản thể và từ phồn thể.

Từ giản thể là những từ Hán đơn giản được viết tắt – thường được sử dụng nhiều trong việc học. Còn từ phồn thể là những từ Hán khó, có nhiều nét và không viết tắt.

– Cách đọc chữ Hán trong Tiếng Trung:

Chữ Hán trong tiếng Trung cơ bản chỉ có duy nhất 1 cách đọc. Tuy nhiên có một số chữ Hán ngoại lệ. Đó gọi là từ đa âm. Từ đa âm chính là một chữ Hán có nhiều cách đọc.

Ngôn ngữ vùng miền trong Tiếng Trung

Ngôn ngữ vùng miền tạo nên sự đa dạng, phong phú trong ngôn ngữ của một quốc gia. Với diện tích lãnh thổ rộng lớn cùng nhiều dân tộc tồn tại, không khó để bắt gặp “nhiều cách” khác nhau khi giao tiếp với người Trung Quốc. Chẳng hạn, những nơi như Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải,…đang sử dụng các dạng từ địa phương của tiếng Hoa để giao tiếp. Phần lớn, người ta học tiếng phổ thông để sử dụng ở Bắc Kinh. Một số vùng có ngôn ngữ địa phương riêng như Hongkong, Quảng Đông.

Cách phát âm Tiếng Trung

Phát âm của tiếng Trung được thể hiện bằng những ký hiệu như alphabet mà người ta gọi là phiên âm. Phiên âm này được phân loại thành 405 âm và 4 loại thanh điệu (Về cơ bản ta gắn 4 thanh điệu vào nguyên âm). Cách phát âm chuẩn trong Tiếng Trung có phụ âm, nguyên âm và dấu.

Học phát âm là bước cơ bản đầu tiên dành cho người học Tiếng Trung, để có nền tảng tiếng Trung vững chắc, người học cần nắm chắc và phát âm chuẩn các âm tiết trong tiếng Trung. Đặc biệt là nắm vững các quy tắc phát âm của Tiếng Trung. Học phát âm Tiếng Trung không khó, nhưng cần chính xác và kiên trì luyện tập, đặc biệt đọc chuẩn các trường hợp phát âm đặc biệt.

Ngữ pháp Tiếng Trung có khó không?

Ngữ pháp Tiếng Trung có nhiều điểm tương đồng với Tiếng Việt. Do đó không khó để bạn có thể học ngữ pháp một cách thành thạo. Tuy nhiên, vì là Tiếng Trung ngôn ngữ tượng hình với nhiều bộ chữ nên khi viết cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.

Dấu câu trong Tiếng Trung

Dấu câu là phần không thể thiếu trong bất kỳ ngôn ngữ của quốc gia nào. Trong Tiếng Trung, người ta cũng sử dụng dấu chấm câu, dấu hỏi và dấu cảm thán. Dấu chấm câu được chia làm 3 loại lớn là 「。」「,」「、」.Dấu 「。」thì được sử dụng đặt ở cuối câu. Tuy nhiên dấu 「,」và「、」có cách sử dụng và ý nghĩa khác nhau nên mọi người cần lưu ý.「,」dùng để bố trí câu. Còn「、」thì mang nghĩa của「&」, dùng trong trường hợp sắp xếp các từ đơn. Ví dụ: Khi viết「筆và墨và紙」ta sẽ viết 「笔、墨、纸」chứ không viết 「笔,墨,纸」. Ngoài ra, dấu nghi vấn và dấu chấm than trong Tiếng Trung sử dụng giống như trong Tiếng Việt, để kết thúc câu nghi vấn hoặc cảm thán.

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hiện được xem là ngành sáng giá cho những bạn trẻ tìm kiếm cơ hội...
Ngày 21/2/2024, trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi làm việc với đại diện...
Đây là cơ hội mới vô cùng rộng mở cho sinh viên HPC học nghề và làm việc tại Đức.
Ngày 16/2/2024, tại Cơ sở 2 Thanh Trì, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã diễn...
Hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được chính...