Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeTin tứcNgành Truyền thông đa phương tiện học những gì?

Ngành Truyền thông đa phương tiện học những gì?

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện, để từ đó sáng tạo ra những sản phẩm báo chí, truyền thông đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội.

Thời gian đào tạo: Từ 2,5 – 3 năm

Sinh viên đăng ký học ngành Truyền thông đa phương tiện tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội học những gì?

Dưới đây là Danh mục các học phần bắt buộc:

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Những nghuyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 6 Ngoại ngữ
2 Tư tưởng Hồ chí Minh 7 Tin học đại cương
3 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 8 Giáo dục thể chất
4 Đường lối văn hóa Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam 9 Giáo dục quốc phòng – an ninh
5 Cơ sở văn hóa Việt Nam
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành
1 Hình họa 1 4 Lịch sử thiết kế mỹ thuật đa phương tiện
2 Hình họa 2 5 Đồ họa cơ bản
3 Nguyên lý thị giác 6 Mỹ học đại cương
Kiến thức ngành
1 Thiết kế và lập trình tương tác 5 Thiết kế nhân vật 2 chiều
2 Biên tập phim – ảnh kỹ thuật số 6 Thiết kế nhân vật 3 chiều
3 Thiết kế hình hiệu (TV-Intro) 7 Thiết kế hoạt hình 2 chiều
4 Thiết kế Website cơ bản 8 Thiết kế hoạt hình 3 chiều

Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Hình họa 1 – Nội dung: những kiến thức cơ bản về môn hình họa ; phương pháp nghiên cứu mẫu; kỹ thuật nắm bắt khái quát và phân tích mẫu tĩnh vật… Sinh viên rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh, mô tả sự vật, diễn đạt hình khối không gian 3 chiều trên mặt phẳng 2 chiều.

Hình họa 2: – Nội dung: kiến thức cơ bản về hình họa người; phương pháp nghiên cứu và phân tích cấu trúc cơ thể người; kỹ thuật thể hiện hình họa bằng các chất liệu chì, bút sắt, màu nước… Sinh viên rèn luyện khả năng quan sát và vẽ nhanh.

Nguyên lý thị giác – Nội dung: giới thiệu những tín hiệu thị giác cơ bản (yếu tố thị giác) của nghệ thuật thị giác. Sinh viên được rèn luyện khả năng thiết kế: mã hóa thông tin thị giác bằng những tín hiệu thị giác trong quá trình thiết kế; luyện tập khả năng cảm nhận, thưởng thức nghệ thuật thông qua ngôn ngữ của các tín hiệu thị giác.

Lịch sử thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện – Nội dung: khái quát lịch sử thiết kế trên thế giới và sự hình thành, phát triển của ngành thiết kế truyền thông đa phương tiện qua các thời kỳ khác nhau; các xu hướng, trường phái thiết kế cũng như những sản phẩm truyền thông đa phương tiện nổi tiếng đã tạo nên phong cách, thể loại mới trong từng giai đoạn.

Đồ họa cơ bản – Nội dung: đặc trưng ngôn ngữ thiết kế đồ hoạ và truyền thông thị giác trong thiết kế 2 chiều; thiết kế hệ thống quảng cáo sản phẩm: áp phích cổ động, bao bì.

Mỹ học đại cương – Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học, giúp người học có ý thức và khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

Thiết kế và lập trình tương tác – Nội dung: những nguyên lý cơ bản của truyền thông tương tác: nội dung kỹ thuật số dạng siêu văn bản; kết hợp hình ảnh, âm thanh trong thiết kế tương tác; lập trình hướng đối tượng và lập trình tương tác; ngôn ngữ lập trình website HTML và Javascript.

Biên tập phim – ảnh kỹ thuật số – Nội dung: những kiến thức cơ bản về cách biên tập phim – ảnh kỹ thuật số; kỹ thuật sử dụng hiệu ứng và chuyển cảnh đơn giản trong phim; ứng dụng kỹ thuật biên tập cơ bản để thể hiện trong những đồ án thiết kế phim ảnh quảng cáo.

Thiết kế hình hiệu (TV-Intro) – Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình hiệu; thiết kế đoạn phim demo cho chương trình truyền hình; phương pháp tổng hợp và giới thiệu thông tin động (dynamic info) từ các video clip; biên tập âm thanh, hình ảnh kỹ thuật số.

Thiết kế Website cơ bản – Nội dung: những kiến thức cơ bản để xây dựng một trang web; xử lý và liên kết các dữ liệu trong thiết kế web; sử dụng phần mềm hỗ trợ thiết kế website: Dreamweaver, Flash…

Thiết kế nhân vật 2 chiều – Nội dung: những nguyên tắc, phương pháp xây dựng nhân vật hoạt hình 2 chiều: cách điệu, thể hiện tính cách, biểu hiện cảm xúc, động tác hoạt động, trang phục của nhân vật… Quy trình thiết kế nhân vật: tìm ý, phác thảo nhân vật, thể hiện nhân vật trên máy vi tính bằng những phần mềm hỗ trợ: CorelDraw, Illustrator, Photoshop…

Thiết kế nhân vật 3 chiều – Nội dung: những kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm 3D Studio Max để xây dựng nhân vật hoạt hình trong không gian 3 chiều; quy trình thiết kế nhân vật hoạt hình 3 chiều: phác thảo ý tưởng; dựng hình nhân vật 3 chiều trên máy vi tính; tạo chất liệu cho nhân vật; dựng bối cảnh cho nhân vật…

Thiết kế hoạt hình 2 chiều – Nội dung: nguyên lý hoạt hình truyền thống: cường điệu hóa, kéo dãn và đàn hồi…; phương pháp xử lý chuyển động dựa trên những tính năng hoạt hình của phần mềm Flash; xây dựng hoạt hình 2 chiều và phương pháp xử lý các đối tượng trong Flash.

Thiết kế hoạt hình 3 chiều – Nội dung: những phương pháp xây dựng một video clip hoạt hình 3 chiều; thiết kế chuyển động trong không gian 3 chiều bằng phần mềm 3D Studio Max: xử lý tiến trình thời gian (timeline), thao tác với khung hình chủ (keyframe) trong 3D Max; dựng khung xương cơ bản; tạo chất liệu mới và áp dụng cho các đối tượng trong clip hoạt hình.

tin tức liên quan

42 sinh viên đủ điều kiện ở hai ngành Thiết kế Đồ họa và Công nghệ Thông tin của Khoa...
Mô hình lưu kho tự động được thiết kế nhằm tự động hóa toàn bộ quy trình từ lưu trữ...
Nhằm chung tay xoa dịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội...
Ngày 14/9/2024, những sinh viên K21 đủ điều kiện của ngành Thiết kế Đồ họa, ngành Công nghệ Thông tin...
Rạng sáng ngày 10/9 và 11/9/2024, 2 sinh viên Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Hàn Quốc, Trường Cao đẳng...