Động cơ điện là gì?
Động cơ điện là một loại máy điện có chức năng chuyển đổi năng lượng điện sang dạng năng lượng cơ. Đa phần động cơ điện hoạt động theo hiệu ứng điện từ. Một số ít là động cơ áp điện hoạt động dựa trên hiệu ứng áp điện và thường là động cơ cỡ nhỏ hoặc siêu nhỏ.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp động cơ điện tại bất cứ đâu từ các vật dụng trong gia đình như quạt điện, tủ lạnh,… đến các thiết bị công nghiệp như máy phát điện, máy cưa hay thang máy. Có thể nói, ngày nay động cơ điện xuất hiện trong hầu hết mọi lĩnh vực trong đó có giao thông vận tải.
Ưu điểm của động cơ điện
Nếu như các động cơ xăng, động cơ dầu sử dụng những nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường thì động cơ điện lại ngược lại. Do sử dụng hoàn toàn từ năng lượng điện năng nên loại động cơ này không sinh ra khí thải, cực kỳ thân thiện với môi trường. Không chỉ dừng lại ở đó, động cơ điện còn có những ưu điểm vượt trội về khả năng điều khiển, cho phép chúng ta sử dụng các phương pháp điều khiển tiên tiến để điều khiển động cơ, qua đó nâng cao chất lượng động học của ô tô điện. Cụ thể có thể nhắc tới như:
– Động cơ điện có khả năng đáp ứng momen nhanh gấp khoảng 100 lần so với động cơ đốt trong
– Động cơ điện có hai hay bốn động cơ in-wheel lắp trong mỗi bánh xe
– Có thể tính toán dễ dàng và chính xác mômen của động cơ điện
Thư viện Michuhol Hàn Quốc ký kết hợp tác với HPC, cung cấp các giáo trình học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên
Phân loại động cơ điện dùng cho ô tô:
- Động cơ một chiều (DC Motor)
- Động cơ không đồng bộ
- Động cơ từ trở đồng bộ
- Động cơ từ trở thay đổi
- Động cơ một chiều không chổi than
- Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu chìm
Những yêu cầu riêng của động cơ điện ứng dụng trong ô tô:
– Khối lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn, mật độ công suất lớn.
Động cơ truyền động cho ô tô điện thường có công suất từ khoảng 30 kW cho tới 100 kW và hơn thế nữa. Với công suất này, nếu sử dụng động cơ thông thường trong công nghiệp, khối lượng động cơ sẽ rất lớn, làm tăng tự trọng của xe, dẫn đến tiêu tốn năng lượng, giảm quãng đường đi được mỗi lần nạp điện.
– Dải điều chỉnh tốc độ rộng
Xe ô tô thông thường có dải tốc độ từ 0 đến khoảng 150 km/h, điều này đòi hỏi động cơ phải hoạt động trong một dải tốc độ rất rộng.
– Đáp ứng được đặc tính của ô tô
Khi ô tô khởi động và chạy ở tốc độ thấp, mômen sinh ra cần phải lớn, khi xe chạy ở tốc độ cao thì chỉ cần mômen nhỏ. Động cơ điện có hai vùng làm việc: Vùng I – vùng mômen không đổi; vùng II – vùng công suất không đổi.