Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeGương mặt HPCCô Nguyễn Thị Hằng – Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc: Thử thách giúp chúng ta tiến về phía trước

Cô Nguyễn Thị Hằng – Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc: Thử thách giúp chúng ta tiến về phía trước

Nhận định về kết quả tốt đẹp trên cô Nguyễn Thị Hằng – Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc cho biết: Tôi rất vui mừng khi Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung quốc nhận được sự quan tâm từ nhiều em học sinh cũng như các bậc phụ huynh. Đây là nguồn động lực để đội ngũ cán bộ giảng viên trong khoa làm việc hăng say hơn nữa.

Cô Nguyễn Thị Hằng- Trưởng Khoa

– Điểm khác biệt gì tại HPC khiến cô ấn tượng nhất?

Cô Nguyễn Thị Hằng: HPC có nhiều thứ mới và khác biệt so với môi trường tôi đã làm việc trước đây. Điều khiến tôi ấn tượng và thêm vững tin khi lựa chọn HPC là nơi gắn bó, chính là ở đây người học thực sự được trở thành trung tâm. Các chương trình học đều xây dựng trên cơ sở nghiên cứu năng lực đầu vào của sinh viên. Khối lượng kiến thức cũng tăng theo từng cấp độ giúp trình độ của người học có những bước phát triển vững chắc. Bên cạnh đó, tại HPC phần thực hành rất được chú trọng. Nhiều chuyên ngành, thực hành chiếm tỷ lệ tới trên 70% trong chương trình học. Điều này tạo điều kiện cho các em sinh viên ứng dụng thành thạo lý thuyết vào thực tế. Qua đó các em sẽ thích ứng nhanh hơn với môi trường làm việc sau này.

– Theo cô, tại sao ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc tại HPC lại có sức hút với nhiều bạn trẻ đến vậy?

Cô Nguyễn Thị Hằng: Tôi không ngạc nhiên khi các em tin tưởng lựa chọn HPC là nơi gửi gắm tương lai của mình. Số lượng thí sinh đăng ký ngành học này cao là nhờ hai yếu tố:

Thứ nhất, đó là kết quả tất yếu để đáp ứng nhu cầu nhân lực tiếng Trung ngày càng gia tăng. Khi mà tiếng Trung trở thành ngôn ngữ phổ biến bậc nhất trên thế giới. Đồng thời có rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam. Theo học ngành này các em sẽ có cơ hội việc làm rộng mở.

Yếu tố thứ hai, theo tôi cũng là yếu tố quan trọng nhất. Đó là uy tín đào tạo mà HPC đã gây dựng được đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh. Đào tạo nhóm ngành ngôn ngữ là một thế mạnh của HPC, với những ngành mũi nhọn như Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Trung, Tiếng Đức, Tiếng Anh, với phương pháp đào tạo riêng biệt, giúp sinh viên nắm chắc kiến thức, trình độ và phát huy tốt năng lực tiếng. Điều này được minh chứng từ chính thực tế tỷ lệ sinh viên HPC sau khi tốt nghiệp đều có việc làm ổn định với mức thu nhập hấp dẫn. Được nhà trường tạo điều kiện, nhiều sinh viên còn có cơ hội làm việc cho các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế.

– Cô đánh giá thế nào về chất lượng sinh viên năm nay?

Cô Nguyễn Thị Hằng: Còn quá sớm để có thể đánh giá chính xác chất lượng của các em. Tất nhiên, để trở thành sinh viên HPC, các em đã được sàng lọc, đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí. Chất lượng đầu vào cơ bản là ổn định. Nhìn chung, sinh viên HPC rất năng động và ham học hỏi. Trong giờ giảng của tôi, các em thường chủ động đặt câu hỏi khi có vấn đề còn chưa rõ. Bên cạnh đó, các em rất hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, làm bài tập về nhà nghiêm túc và đầy đủ. Tôi tin với phương pháp đào tạo khoa học của nhà trường cùng sự nỗ lực của bản thân, các em sẽ đạt kết quả học tập tốt.

Một tiết học của sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc

– Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên vừa đi học vừa đi làm. Cô có lời khuyên gì dành cho các em không?

Cô Nguyễn Thị Hằng: Làm thêm cho các công ty, doanh nghiệp là phương pháp tốt để các em cải thiện khả năng giao tiếp. Tuy nhiên tôi không khuyến khích các em đi làm khi đang học năm nhất. Vì đây là năm bản lề cung cấp kiến thức cơ bản cho toàn bộ khóa học. Các em cần tập trung hoàn thành tốt nội dung đào tạo của trường. Đến năm hai, năm ba các em có thể đi làm thêm nếu muốn. Từ năm hai nhà trường cũng tạo điều kiện cho các em đi thực tập nghề nghiệp tại các công ty, doanh nghiệp mà nhà trường liên kết. Nhưng các em cần lưu ý phân bổ thời gian một cách hợp lý. Đi làm thêm chỉ là phụ, việc học vẫn phải đặt lên hàng đầu.

– Lần đầu tiên đảm nhận vai trò lãnh đạo Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc. Điều này có tạo ra áp lực lớn đối với cô không?

Cô Nguyễn Thị Hằng: Thử thách giúp chúng ta tiến về phía trước. Những bước đi đầu tiên chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn. Nhưng tôi rất may mắn khi được bạn bè, đồng nghiệp chia sẻ những phương pháp lãnh đạo khoa hiệu quả. Thêm vào đó, với kinh nghiệm trên 15 năm nghiên cứu, giảng dạy ngành tiếng Trung tôi sẽ cố gắng phát huy tốt nhất năng lực của mình.

– Cô có thể chia sẻ một số kế hoạch phát triển Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc trong thời gian tới?

Cô Nguyễn Thị Hằng: Trước mắt, Khoa sẽ tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng viên. Bên cạnh đó, chúng tôi đang phối hợp với nhà trường tiến hành liên hệ với một số trường đại học của Trung Quốc như Đại học Sư phạm Vân Nam, Học viện Hoa Văn Vân Nam để trao đổi về chương trình hợp tác đào tạo. Hi vọng đầu năm tới sẽ đạt được kết quả.

Cảm ơn cô về cuộc trò chuyện ngày hôm nay! Chúc Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc sẽ phát triển vững mạnh!

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hiện được xem là ngành sáng giá cho những bạn trẻ tìm kiếm cơ hội...
Ngày 21/2/2024, trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã có buổi làm việc với đại diện...
Đây là cơ hội mới vô cùng rộng mở cho sinh viên HPC học nghề và làm việc tại Đức.
Ngày 16/2/2024, tại Cơ sở 2 Thanh Trì, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) đã diễn...
Hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được chính...