Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeKhoa Truyền thông Đa phương tiệnNhững tố chất cần thiết khi học truyền thông đa phương tiện

Những tố chất cần thiết khi học truyền thông đa phương tiện

1. Có khả năng viết

Một nội dung không thể thiếu khi bạn theo học truyền thông đa phương tiện chính là đào tạo kiến thức về các phong cách ngôn ngữ và kỹ năng viết bài.

Viết là một công cụ hữu ích giúp truyền tải thông tin trong hoạt động truyền thông. Người có khả năng viết tốt là người có thể tạo nên một bài viết rõ ràng, xúc tích, đúng cấu trúc, hình thức chuẩn giúp tiếp cận tới nhiều độc giả nhất có thể.

Khả năng viết lách chi phối phần lớn kỹ năng viết của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn chưa tự tin vào tố chất vốn có của mình thì cũng được lo lắng, bất cứ điều gì cũng có phương pháp hiệu quả riêng của nó. Một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng viết lách của mình như:

Kiểm tra chính tả và ngữ pháp tất cả mọi thứ bạn viết hay nói cách khác là học cách cẩn thận.

– Hãy bắt đầu với những chủ đề đơn giản.

– Phác thảo nội dung chính theo chủ đề sau đó triển khai cụ thể từng nội dung.

– Luôn đảm bảo sự liên kết trong bài, tránh rời rạc hay lạc chủ đề.

– Đọc nhiều sách, báo, tạp chí,… để học hỏi cách viết.

– Đọc đi đọc lại bài viết của bạn.

2. Sáng tạo, nhạy bén với cái mới

Bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần sự sáng tạo, nhạy bén. Đối với những người học ngành truyền thông đa phương tiện thì điều đó lại càng cần thiết. Bởi bạn chính là những người tạo ra nội dung phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của cộng đồng.

Trong thực tế, những người thành công hay nổi tiếng hầu hết đều nhờ sáng tạo, nhạy bén với cái mới. Từ những thiên tài âm nhạc, họa sĩ nổi tiếng, các lãnh tụ vĩ đại hay các nhà tỷ phú như Mozart, Picasso, Hồ Chí Minh, Bill Gates,… đều là những người có khả năng nhìn nhận, giải quyết vấn đề một cách khoa học, nghĩ ra những điều không tưởng và biến nó thành hiện thực. Hay hiểu đơn giản là họ đã chắt lọc, cải biến cái cũ để tạo nên cái mới ưu việt hơn.

Ngày nay, thúc đẩy khả năng tư duy, sáng tạo luôn là vấn đề được chú trọng. Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chính trị, chính trị – xã hội nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân hay tập thể. Ở nhiều trường học đã tiến hành giảng dạy các chuyên đề về phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, sinh viên.

3. Chăm chỉ, ham học hỏi

Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện bạn không chỉ cần sự tư duy, nhạy bén với cái mới hay khả năng viết lách thuần thục mà còn cần sự chăm chỉ, ham học hỏi. Tố chất này không có sẵn từ khi chúng ta sinh ra mà được hình thành trong quá trình hoạt động mỗi ngày.

Hầu hết động cơ làm việc chăm chỉ của chúng ta chịu tác động từ bên ngoài. Chẳng hạn khi chủ biên của bạn đưa ra deadline hoàn thành chủ đề về môi trường trong vòng 3 ngày, buộc bạn phải cố gắng để hoàn thành mục tiêu đó. Tuy nhiên, đôi lúc động cơ xuất phát từ bản thân mỗi chúng ta mà không cần những lời ra lệnh hay tác động từ bên ngoài. Động cơ từ bên trong cũng giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách dễ dàng và thoải mái hơn.

Dưới đây là một số phương pháp giúp khơi dậy sự chăm chỉ, ham học hỏi:

–  Luôn nghĩ rằng bạn lao động vì chính bản thân mình trước tiên chứ không phải cho bất kỳ ai khác.

– Đề ra mục tiêu và hoàn thành chúng sớm nhất có thể.

– Ghi chép nhật ký hành động mỗi ngày.

– Tạo thói quen trong sinh hoạt và làm việc.

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Truyền thông đa phương tiện là ngành học được xem như "cánh cửa vạn năng" dành cho các bạn trẻ,...
Truyền thông đa phương tiện được xem là cầu nối tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống -...
Truyền thông đa phương tiện hay còn được biết đến với cái tên Mỹ thuật đa phương tiện, là sự...
Truyền thông đa phương tiện là khái niệm khá quen thuộc đối với chúng ta ngày nay, là một lĩnh...
Truyền thông đa phương tiện là ngành ứng dụng công nghệ thông tin vào sáng tạo, thiết kế, phát triển...