Dù nghèo đói nhưng người Nhật không bao giờ đi ăn xin

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới đến Nhật sinh sống, học tập và làm việc là ước muốn của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam, người Nhật họ nổi tiếng là cần cù, chịu khó với tính kỷ luật cao nhưng không phải vì thế mà đất nước này không có sự phân cấp giàu nghèo, không có người vô gia cư, thiếu ăn từng bữa. Thế nhưng, bạn sẽ chẳng bao giờ thấy bóng dáng của những người ăn xin trên đường phố nước Nhật.

Theo số liệu thống kê, hiện nay chỉ tính riêng tại Tokyo có khoảng 2.000 người vô gia cư, nhưng sẽ chẳng bao giờ có cảnh người tàn tật ra đường ngửa tay xin tiền, hay bạn cũng sẽ chẳng thấy đứa trẻ nào ngả mũ xin ăn bời vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân.
Người vô gia cư tại Nhật
Đa số những người vô gia cư ở Nhật đều đã cao tuổi, chỉ có một số ít ở tuổi trung niên. Trước đây có thể họ là những nhân viên văn phòng, tự kinh doanh hoặc là chủ những doanh nghiệp nhỏ nhưng do một lý do nào đó khiến cuộc đời họ đi theo lối rẽ này để sống trên đường phố.
Chính phủ Nhật Bản cũng có những chính sách đại ngộ đặc biệt giành cho những người vô gia cư, chương trình này được gọi là “trợ cấp nhân sinh”. Khi người ta cảm thấy không đủ điều kiện để tồn tại thì có thể đến chính quyền địa phương để xin trợ cấp dưới chính sách này, hàng tháng người vô gia cư và người nghèo có thể nhân lên tới 120.000 Yên (gần 1.000 USD), đủ để trang trải cuộc sống ở mức tối thiểu. Nhưng rất nhiều người Nhật đã từ chối nhận trợ cấp từ chính sách nhân đạo bởi vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân.
Khi hỏi về vấn đề này giáo sư Shimada tại đại học Keio trả lời rất đơn giản: “Thứ nhất, người Nhật Bản rất tự trọng, họ thà chết đói chứ không xin của bố thí. Thứ hai, những người ăn xin luôn là đối tượng bị coi thường nhất tại Nhật Bản và cuối cùng, tinh thần võ sĩ đạo Samurai của Nhật Bản không cho phép họ làm vậy. Họ luôn có một tâm niệm rằng: Một người cho dù đến bước đường cùng cũng không bao giờ nhụt chí”.
CHIA SẺ