Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeHợp tác quốc tếVăn hóa bốn phươngBạn biết gì về bữa tiệc cuối năm Bonenkai của Nhật Bản

Bạn biết gì về bữa tiệc cuối năm Bonenkai của Nhật Bản

Không đón Tết âm lịch như người dân Việt Nam nhưng ngày Tết dương lịch của người dân Nhật Bản không vì thế mà đón Tết một cách qua loa so với các nước trên thế giới. Ngược lại, đất nước mặt trời mọc vẫn tạo cho riêng mình một nét văn hóa truyền thống dân tộc đặc trưng.

Trước thềm giao thừa đón năm mới, để gạt bỏ đi những lo lắng buồn phiền của năm đã qua. Ở các công ty, xí nghiệp đều tổ chức bữa tiệc mang tên Bonenkai như thay lời cảm ơn hợp tác thành công đối với bạn hàng, đối tác cũng như một dịp họp mặt cuối năm cho các nhân viên của mình.

Tuy là một bữa tiệc truyền thống từ thời xa xưa của người dân Nhật Bản nhưng Bonenkai không diễn ra vào một ngày nhất định mà được các gia đình tổ chức từ giữa tháng 12 cho đến hết năm. Bonenkai được tổ chức trong các quán ăn, nhà hàng có không gian thoáng, diện tích rộng và phải mang phong cách truyền thống của đất nước Nhật Bản. Với những bàn ăn dài để thành viên có thể ngồi quây quần tạo ra một không khí thân mật, ấm cúng.

Đồng thời, nhiều công ty, xí nghiệp cũng chọn cách tổ chức trong những phòng hội thảo lớn ngay tại công ty hay những nơi có trang bị sẵn những trang thiết bị cần thiết như: dàn âm thanh, nhạc cụ, máy chiếu… không khí khi đó sẽ phù hợp, trang trọng hơn với những công ty, xí nghiệp lớn lớn.

Về cơ bản, Bonenkai là bữa nhậu với lượng bia, rượu được tiêu thụ khá lớn – và mang ‎ nghĩa là tiệc gặp gỡ cuối năm.

Do khí hậu thời tiết cuối năm tại đất nước Nhật Bản bị giá lạnh và tuyết bao phủ nên lẩu bao giờ cũng là lựa chọn rất được ưa chuộng tại đất nước này.

Mặc dù vậy, dù là tiệc Bonekai với quy mô như thế nào đi nữa thì cũng không thể nào thiếu đi những món ăn đậm chất truyền thống Nhật Bản làm nên hơi thở của bữa tiệc. Ngoài shashimi, shushi người dân Nhật Bản thường chọn thêm món toshikishi soba. Họ tin rằng, sợi mỳ soba dai và dài là biểu trưng cho sự may mắn và trường thọ của con người nên nó sẽ mang lại cho họ sự sống dẻo dai và sức khỏe. Và, một món ăn cũng không thể nào bỏ qua được đó là súp ozoni  ăn kèm với bánh gạo mochi.

Trong những bữa tiệc Bonenkai dường như mọi thanh viên sẽ thân thiết hơn, mọi nguyên tắc – lễ nghĩa trong công việc hàng ngày không còn bị cường hóa và quá coi trọng nữa, thậm chí rất nhiều các sếp còn khuyên nhân viên hãy thay đổi cách xưng hô, sao cho thoải mái nhất để mọi người bớt có khoảng cách.

Bữa tiệc Bonenkai có ‎ ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và tinh thần của người dân Nhật Bản. Cứ hàng năm, khi chưa đến tháng 12, không chỉ có các hộ gia đình tất bật chuẩn bị sắm sửa cho ngayd Tết, cúng tổ tiên. Mà tại các công ty, xí nghiệp cũng háo hức đón chào tiệc tổng kết cuối năm. Với những bữa tiệc thân mật và ấm cúng đó, mọi thành viên như hiểu và gần nhau hơn, mọi buồn phiền, lo âu và hiểu lầm đều dễ dàng bỏ qua cho nhau để có thể chào đón năm mới với những thành công mới sẽ đến với tổ chức của mình cũng như bản thân mình.

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

 Hàn Quốc là một nước nhỏ, khoảng 100.000 km2. Đất nước này có nền văn hóa thú vị, độc đáo...
Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa đặc biệt, bắt nguồn từ những định mức, truyền thống...
Việt Nam và Nhật Bản từ xưa đến nay đều có nhiều nét tương đồng về phong tục tập quán,...
Một trong những ngày lễ lớn được tổ chức tại Nhật Bản giống như ngày lễ truyền thống lớn khác...
Để những du học sinh Hàn Quốc có thông tin về những mạng di động hay những thông tin tổng...