Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội

HomeDu học Nhật BảnVăn hóa Nhật BảnTìm hiểu về ngày tết Oshogatsu của người Nhật

Tìm hiểu về ngày tết Oshogatsu của người Nhật

JAPAN-DISNEY-NEW YEAR

Oshogatsu vốn là tên gọi riêng của tháng giêng nhưng hiện nay được chỉ dùng để chỉ khoảng thời gian từ mùng 1-3 của tháng đầu tiên và người Nhật sẽ bắt đầu chuẩn bị lễ tết từ ngày 8-12 ( ở vùng Kanto là ngày 13 )

Người Nhật trang trí nhà cửa như thế nào?

cay-thong-kadomatsu

Vào ngày tết, người Nhật có phong tục trang trí cây thông ( kadomatsu ) trước cửa nhà. Người Nhật quan nệm cây thông là nơi đón vị thần linh đem lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ Toshigamisama vì vậy mà kadomatsu là vật trang trí không thể thiếu được.

Người Nhật làm gì trong đêm giao thừa?

nguoi-nhat-sum-vay-ngay-tet

Cả gia đình sum vầy đêm 30 tết

Cũng giống như Việt Nam, đêm 30 tết là khoảng thời gian các thành viện trong gia đình quay quần sum họp bên gia đình. Vào thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới khắp các ngôi chùa ở trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 tiếng chuông với ý nghĩa xua đổi 108 con quỷ sứ.

Sau thời khắc những tiếng chuông ngân vang, các thành viên trong gia đình sẽ gửi lời chúc mừng năm mới tới tất cả các thành viên trong gia đình và mọi người cùng nhau uống rượu sake và ăn các mõn truyền thống .

Phong tục đầu năm trong những tết của người Nhật?

nguoi-nhat-di-le-chua-ngay-dau-nam

Cũng giống như Việt Nam, trong những ngày đầu năm người Nhật thường đi lễ chùa và chúc tết họ hàng, bạn bè, người thân, đồng nghiệp…Trước khi đi lễ phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ. Tiền hương hoa dâng Phật là những đồng tiền họ tung vào hòm công đức đặt trước điện thờ. Người làm lễ sẽ chắp tay lạy hai lễ, vỗ tay hai lần, rồi chắp tay cầu nguyện và cuối cùng lạy một lễ. Người Nhật thường bỏ tiền ra để rút quẻ hoặc mua một mũi tên thần nhằm cầu mong được thần Phật phù hộ độ trì một năm mới bình an, phát đạt.

Trong dịp này, trẻ em sẽ được nhận tiền mừng tuổi và trong tiếng Nhật gọi là “Otoshidama”

Một trong những nét đặc sắc trong phong tục tết của người Nhật đó là phong tục gửi thiếp chúc mừng năm mới. Đây được xem như là lời tri ân sâu sắc cũng như thể hiện được những lời chúc trang trọng nhất trong dịp năm mới tới những người quen biết. Bưu thiếp sẽ được chuyển đi vào đúng ngày mùng 1 và đặc biệt đối với những ai có người thân vừa qua đời trong năm thì sẽ không gửi hay nhận bất kì thiếp năm mới nào để họ có thể tĩnh tâm tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất.

Bài viết mới nhất

Chuyên mục

tin tức liên quan

Khi tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản thì việc biết đến các ngày nghỉ, ngày lễ là rất quan...
Du học Nhật Bản đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ Việt Nam, bởi đất nước xứ Phù Tang...
Nhật Bản được biết đến là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á với nền văn hóa đa dạng,...
Được học tập, làm việc tại một đất nước phát triển là mơ ước của rất nhiều người. Trong đó,...
Từ lâu phụ nữ Nhật Bản đã trở thành một chuẩn mực về cái đẹp được nhiều quốc gia trên...